6 công thức mặt nạ trị mụn bọc từ thiên nhiên giúp "đánh bay mụn" hiệu quả
Mụn bọc làm “xấu” bạn, sao không thử nghía qua các công thức mặt nạ đánh bay mụn từ thiên nhiên sau đây cùng Tip Hay nhé!
Trong khi các thuốc trị mụn bọc trên thị trường đôi khi vừa đắt vừa không an toàn cho da, các tín đồ làm đẹp đang tìm đến các phương pháp chữa mụn từ thiên nhiên vừa thân thiện và cho hiệu quả cao hơn trong đẩy chân mụn, làm lành vết thương sau mụn. Sau đây, Tip Hay sẽ mách bạn các 6 công thức làm mặt nạ trị mụn bọc từ các nguyên liệu tự nhiên rất gần gũi trong đời sống hằng ngày và dễ thực hiện tại nhà.
Công thức 1:
Mặt nạ đu đủ, nha đam, trà xanh
Đu đủ là bài thuốc dân gian trị mụn bọc, mụn mủ cực hiệu quả, đồng thời cấp ẩm, làm sáng da. Nha đam chứa nhiều hoạt chất chống viêm, các khoáng chất đặc trị cho mụn bọc như crom, kẽm (zinc), và cấp ẩm hiệu quả. Còn trà xanh thì nổi tiếng với thành phần catechin giúp thải bỏ độc tố trong cơ thể, chống viêm, chống lại các vi khuẩn ẩn náu trong lỗ chân lông da.
Nguyên liệu
Cách làm mặt nạ đu đủ, nha đam, trà xanh
Đu đủ bỏ vỏ và cắt hạt lựu, nha đam bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong cắt hạt lựu.
Cho hỗn hợp đu đủ, nha đam và nước trà xanh vào máy xay nhuyễn là hoàn thành.
Rửa mặt sạch, sau đó thoa đều hỗn hợp lên vùng da có mụn, giữ nguyên trong 15 - 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để thấy hiệu quả sau 1 tháng sử dụng nhé.
>> Da bạn sẽ trắng sáng lên bất ngờ với công thức làm mặt nạ trà xanh này
Công thức 2:
Mặt nạ nha đam, dầu dừa
Dầu dừa được xem như “thần dược” làm đẹp da, có tính sát khuẩn trị được các mụn mủ, đồng thời giữ ẩm và nuôi dưỡng làn da khô, thô ráp. Nha đam sẽ làm mềm da và phục hồi vùng da bị tổn thương do mụn. Mặt nạ dầu dừa, nha đam còn giúp sáng da và se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Nguyên liệu
-
1 lá nha đam
-
4 thìa dầu dừa nguyên chất
Cách làm mặt nạ nha đam, dầu dừa
Nha đam tách lấy phần thịt rồi đem rửa sạch, xắt hạt lựu rồi dùng máy xay sinh tố hỗn hợp nha đam và dầu dừa.
Rửa mặt sạch sau đó bôi hỗn hợp nha đam dầu dừa lên vùng da có mụn, massage nhẹ nhàng xung quanh rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chăm thực hiện 2 -3 lần/ tuần, hạn chế không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
>> Công thức mặt nạ nha đam giúp nàng nói lời tạm biệt mụn đơn giản
Công thức 3:
Mặt nạ bột nghệ, sữa chua
Tinh bột nghệ chứa hoạt chất curcumin có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm đều màu da và giảm thâm rõ rệt. Sữa chua không đường có tác dụng dưỡng trắng, giảm thâm và trị sẹo.
Nguyên liệu
Cách làm mặt nạ bột nghệ, sữa chua
Trộn đều tinh bột nghệ và sữa chua không đường theo tỉ lệ 1:1 để tạo ra hỗn hợp sệt, sánh mịn.
Rửa sạch mặt, sau đó đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng và để yên thư giãn trong 15 phút rồi rửa mặt sạch với nước.
Thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt kết quả trị mụn tốt nhất.
>> Mặt nạ sữa chua – Bí quyết cho làn da tươi trẻ
>> Những lưu ý khi đắp mặt nạ bột nghệ
Công thức 4:
Mặt nạ chanh và sữa
Chanh và sữa tươi không đường là hai nguyên liệu được các tín đồ làm đẹp tin dùng để trị mụn các loại trong đó có mụn bọc. Thành phần vitamin C trong chanh giúp đẩy nhân mụn hiệu quả và đồng thời làm mờ thâm mụn.
Nguyên liệu
-
10ml Chanh
Cách làm mặt nạ chanh và sữa
Sữa tươi không đường đem đun trên lửa vừa tới khi sữa nóng 40 độ rồi đổ ra bát sạch.
Bạn cho 10ml nước cốt chanh vào bát sữa ấm và quấy đều là hoàn thành rồi.
Rửa mặt thật sạch sau đó bạn dùng bông tẩy trang thấm vào hỗn hợp sữa + chanh rồi đắp lên da, tập trung nhiều ở vùng da bị mụn. Sau đó để khô 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
Kiên trì đắp mặt nạ 2 lần/tuần để hiệu quả chữa mụn được tốt nhất.
Công thức 5:
Mặt nạ rau diếp cá, mật ong
Lá rau diếp cá chứa nhiều thành phần kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn hình thành mụn bọc, phục hồi và không để lại vết thâm do mụn gây ra. Trong khi đó, mật ong chứa nhiều thành phần kháng viêm và do đó giúp đẩy nhân mụn bọc hiệu quả, thành phần vitamin C và vitamin E (https://www.tiphay.vn/kinh-nghiem-hay/vitamin-e-va-cong-dung-cua-chung-doi-voi-suc-khoe-999486) giúp nuôi dưỡng và làm lành các vết thâm sẹo mụn.
Nguyên liệu
-
Mật ong
Cách làm mặt nạ rau diếp cá, mật ong
Rau diếp cá rửa sạch với nước muối loãng, dùng máy xay để xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
Cho rau diếp xay ra chén nhỏ rồi cho thêm 2-3 thìa cà phê mật ong để trộn đều.
Rửa mặt sạch, lau khô và bôi vùng da bị mụn bọc. Trong lúc đó kết hợp massage để da được hấp thụ. Thư giãn trong 15-20 phút rồi rửa lại với nước.
Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày 3-4 lần. Sau 1-2 tháng sẽ loại bỏ được những vết mụn bọc đáng ghét.
>> Cách dưỡng ẩm và chống lão hóa với mặt nạ mật ong
Công thức 6
Mặt nạ quả đào, mật ong, yến mạch
Một kết hợp nữa của mật ong cùng với yến mạch và đào sẽ rất hữu hiệu để bạn tẩy đi các tế bào chết, dưỡng trắng da, làm dịu các nốt mụn bọc đau đớn. Yến mạch giúp tẩy đi các tế bào chết cũng như bụi bẩn, bổ sung độ ẩm, giữ nước và giúp da mịn màng hơn.
Trong khi đó, thành phần dưỡng chất trong quả đào chín giúp giảm lão hóa, làm sáng da, se khít lỗ chân lông, phục hồi sẹo do mụn và làm tăng tính đàn hồi cho làn da rất tốt. Đào chứa alpha-hydroxy axit (AHA) hay cũng là chất thường nằm trong các sản phẩm chữa mụn bọc cao cấp.
Nguyên liệu
Cách làm mặt nạ quả đào, mật ong, yến mạch
Đào rửa sạch và gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó nấu đào cho tới khi chín nhừ.
Đợi đào nguội, bạn dầm nhuyễn đào cùng mật ong và bột yến mạch.
Rửa mặt thật sạch rồi thoa hỗn hợp trên lên mặt, tập trung vào vùng da mụn, để mặt nạ 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng mụn bọc thuyên giảm sau vài tuần.
>> Trắng da sau vài tuần với mặt nạ yến mạch
2
Lưu ý khi đắp mặt nạ thiên nhiên
Vì là mặt nạ hoàn toàn làm từ các nguyên liệu tự nhiên, bạn cần chú ý các điều sau để đạt phát huy công dụng trị mụn mà không gặp các tác dụng phụ:
-
Kích ứng da. Vì các nguyên liệu tự nhiên, như nha đam, diếp cá, chứa nhựa cây nên có thể làm kích ứng các làn da quá mẫn cảm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử thoa 1 lớp mặt nạ lên cổ tay để kiểm tra mình có bị dị ứng hay không rồi hãy đắp lên mặt. Không đắp quá dày thành nhiều lớp mà chỉ cần bôi một lớp mỏng vừa đủ.
-
Không để mặt nạ trên da quá lâu. Thời gian 15-20 phút vừa đủ để đắp mặt nạ, tránh để quá lâu có thể làm trôi tuột lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, gây khô da.
-
Nên đắp 2 - 3 lần/ tuần. Không nên đắp mặt nạ thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp nhiều nhất 2 - 3 lần/ tuần.
-
Bảo quản mặt nạ. Các loại mặt nạ tự nhiên không có chất bảo quản nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và oxy hóa. Bạn chỉ có thể bảo quản tủ lạnh tối đa 5-7 ngày, nhưng tốt nhất là hãy bào chế lượng vừa đủ dùng trong một lần sử dụng, không nên dùng lại phần hỗn hợp mặt nạ còn dư.
-
Chống nắng đầy đủ. Khi đắp mặt nạ trị mụn thì da sẽ mỏng hơn và dễ ăn nắng hơn. Hãy đảm bảo che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài nắng nhé.
>> Có bao nhiêu loại mặt nạ trên thị trường? Mặt nạ nào là tốt nhất?
>> Nên dùng sữa rửa mặt trước hay sau khi đắp mặt nạ