Tip hay

5 điều về dáng đi của trẻ cha mẹ cần lưu ý để can thiệp kịp thời

5 điều về dáng đi của trẻ cha mẹ cần lưu ý để can thiệp kịp thời

Giai đoạn tập đi là cột mốc rất quan trọng đối với các bé nhỏ, vì vậy ba, mẹ nên lưu ý 5 điều sau để cải thiện dáng đi cho trẻ nhé!

Những bước chân chập chững đầu tiên của bé là niềm vui to lớn đối với ba, mẹ. Tuy nhiên, để bé có thể bước đi tự tin và vững chắc hơn thì sẽ cần rất nhiều đến sự giúp đỡ của ba, mẹ. Hãy để Tip Hay mách bạn 5 điều về dáng đi của trẻ mà ba, mẹ cần lưu ý khi tập đi cho bé.

1 Dáng đi kẹp đùi

Đây là dáng đi mà trẻ vừa đi vừa kẹp đùi và chân sẽ có dạng chữ X, dáng đi này thường xảy ra với một số trẻ không được hiếu động hoặc ngồi tư thế con vịt và không rèn luyện cơ chân thường xuyên.

Vì vậy, khi thấy con có dáng đi này, cha, mẹ cần kiên nhẫn theo dõi và điều chỉnh dáng đi để bé có thể bước đi bình thường nhé.

Dáng đi kẹp đùiDáng đi kẹp đùi

2 Dáng đi cua bò

Nếu bạn thường thấy trẻ bước đi với hai bàn chân hướng vào trong và bé thường chúi đầu lao về phía trước thì đó là dáng đi cua bò. Ba, mẹ khi thấy như thế nên tập cho bé ngồi dạng chân trên sàn hoặc mua thêm giày chuyên dụng để sửa dáng đi của bé.

Ba, mẹ nên tập cho bé ngồi dạng chân trên sànBa, mẹ nên tập cho bé ngồi dạng chân trên sàn

3 Dáng đi chân vịt

Các bé khi được 2 tuổi sẽ thường có dáng đi vịt con, bé sẽ dang rộng chân và hướng mũi chân ra phía ngoài nhiều hơn. Vì là vấn đề sinh lý do chân của bé chưa hình thành độ lõm vào như người trưởng thành nên ba, mẹ chỉ cần thường xuyên giúp bé chỉnh sửa lại mũi chân khi bước đi là được.

Dáng đi chân vịtDáng đi chân vịt

4 Dáng đi cao bồi

Nếu như bạn phát hiện trẻ thường đi nhanh, vội và các bước chân cong lên như hình cung thì bạn nên kiểm soát lại lượng vitamin cung cấp cho trẻ và tập cho bé đi chậm lại. Ba, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng canxi hoặc vitamin cần cung cấp cho bé.

Dáng đi cao bồiDáng đi cao bồi

5 Bé thường bị ngã

Trong giai đoạn tập đi, việc bé thường xuyên bị ngã là điều dĩ nhiên nên ba, mẹ phải thể hiện sự kiên nhẫn với bé nhiều hơn. Trẻ sẽ cần 3 - 6 tháng để cải thiện cách đi đứng của bản thân.

Nếu như đến 2 tuổi mà trẻ vẫn bị ngã ngoại trừ trường hợp bé cố ý té thì ba, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện vì bé có thể đã gặp phải vấn đề về dây thần kinh dẫn đến việc bước đi không vững vàng.

Bé thường bị ngãBé thường bị ngã

Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về 5 điều mà ba, mẹ nên lưu ý khi tập đi cho bé. Hy vọng ba, mẹ sẽ theo dõi dáng đi của bé nhiều hơn để cải thiện kịp thời nhé!

Từ khóa: 5 điều về dáng đi của trẻ cha mẹ cần lưu ý để can thiệp kịp thờiKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh