5 điều phụ huynh cần biết khi nuôi dạy con ở nước ngoài
Nuôi dạy con ở nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng. Bài viết sau đây muốn chia sẻ đến các bậc cha mẹ 5 điều quan trọng khi nuôi dạy con ở nước ngoài.
Việc sống xa quê hương và định cư ở một quốc gia khác có thể mang lại nhiều lợi ích cho con cái, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều khó khăn và thay đổi văn hóa. Cùng với đó, việc nuôi dạy con ở nước ngoài là một thử thách không nhỏ đối với phụ huynh. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về 5 điều phụ huynh cần biết khi nuôi dạy con ở nước ngoài nhé!
1
Chuẩn bị sẵn sàng
Điều đầu tiên, các phụ huynh cần phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để bước vào cuộc hành trình nuôi dạy con trẻ ở một quốc gia mới. Mặc dù sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thời tiết, chênh lệch múi giờ, khác biệt ngôn ngữ hay văn hóa, nhớ quê hương,...nhưng phải luôn tin rằng bạn sẽ chăm sóc và dạy dỗ con mình thật tốt và thành công.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên sắp xếp, chuẩn bị một nơi ở ổn định và phù hợp với trẻ em, dự trữ những đồ dùng cần thiết trước khi con chào đời. Phụ huynh phải luôn đảm bảo rằng con mình sẽ được phát triển trong một mái ấm gia đình vui vẻ và đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, đừng quên tìm hiểu và trang bị những thông tin về chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ em ở quốc gia mà bạn đang sinh sống.
2
Tôn trọng văn hóa địa phương
Đừng lo ngại về việc những đứa trẻ chỉ tiếp thu mỗi nền văn hóa nơi chúng sinh ra. Các cha mẹ nên giúp con cái hòa nhập vào môi trường mới bằng cách nắm vững cũng như tôn trọng những nghi lễ, phong tục và quy tắc xã hội nơi mình cư trú. Cha mẹ chỉ cần nhớ mình mới là những người chiếm hầu hết thời gian trong sự tiếp xúc của con với nền văn hóa của mình.
Ngoài ra, cha mẹ hãy trân trọng và lưu giữ những kỷ niệm vui vẻ, ngọt ngào đã trải qua tại quốc gia mới để có cơ hội tạo thành những ký ức thật đẹp đẽ cho con của mình. Từ đó, giúp các con có cái nhìn cân bằng và khách quan hơn giữa hai nền văn hóa.
3
Kết nối với mọi người
Chắc hẳn phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn khi tự mình nuôi dạy con. Lúc này hãy tìm sự kết nối và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè của mình qua những cuộc nói chuyện hay gọi video. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm kiếm và kết nối với cộng đồng người Việt Nam hoặc cộng đồng người nước ngoài khác hay những câu lạc bộ phù hợp để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ mọi người.
Chúng ta nên cố gắng “hòa nhập nhưng không hòa tan” nghĩa là sống hòa đồng với tập thể, kết nối với mọi người nhưng vẫn luôn là chính mình, giữ niềm tin, sở thích, sự quan tâm, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình và khả năng thích nghi của mình một cách tự nhiên nhất.
4
Thừa nhận sự khác biệt ngôn ngữ
Khi vừa có ý định định cư nước ngoài dài hạn, nhất thiết bạn phải biết được ngôn ngữ quốc gia đó. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp ở những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, siêu thị, ngân hàng,…Đặc biệt khi đi làm, bạn phải nói chuyện thành thạo ngôn ngữ đó. Ngoài ra, nếu đã chung sống với một quốc gia, bạn còn phải thường xuyên đọc tin tức, báo địa phương hay những điều luật quan trọng.
Việc học ngôn ngữ tại quốc gia nơi bạn sống sẽ giúp hiểu rõ chính sách nuôi dạy con hay các quyền lợi về trẻ em của quốc gia đó. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích con cái tập nói với học ngôn ngữ địa phương để có thể kết nối, hòa nhập với cộng đồng.
5
Tạo nhiều cơ hội cho con cái
Phụ huynh cần tạo điều kiện thuận lợi cho con trong việc học tập, bằng cách tìm hiểu về hệ thống giáo dục địa phương và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho con. Đồng thời, phụ huynh cũng nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tìm kiếm cơ hội phát triển cá nhân. Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp con cái phát triển các kỹ năng mềm, mở rộng kiến thức và khám phá sở thích cá nhân, mà còn giúp con cái tạo dựng mối quan hệ xã hội và tăng sự tự tin.
Bài viết trên Tip Hay đã chia sẻ đến bạn 5 điều phụ huynh cần biết khi nuôi dạy con ở nước ngoài. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn để đem lại cho con cái nhiều cơ hội và trải nghiệm mới, giúp con cái trở thành công dân toàn cầu và đóng góp tích cực vào xã hội.
Nguồn: phunuvietnam.vn