5 công thức chữa viêm lợi bằng gừng 'dứt điểm', không tái phát
Gừng không chỉ là một gia vị trong ẩm thực, mà còn là phương thuốc chữa viêm lợi tốt, không tái phát. Hãy cùng khám phá về lợi ích này của gừng nhé!
Viêm lợi là dấu hiệu bệnh về răng miệng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong các bài thuốc dân gian, người ta thường dùng gừng như một vị thuốc chữa viêm lợi. Chính vì thế, bạn hãy điều trị bệnh này bằng cách đơn giản nhất là sử dụng gừng. Hãy cùng Tip Hay tham khảo ngay những công thức chữa viêm lợi bằng gừng ‘dứt điểm’, không tái phát nhé!
Lưu ý: Tất cả những mẹo dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín nhé!
1
Vì sao gừng có tác dụng chữa viêm lợi?
Trong Đông Y, gừng có tính chất kháng khuẩn cao, chống viêm, tiêu đờm, giải độc và giảm đau tốt nhờ có vị cay, tính ấm, nên được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng chữa viêm lợi của gừng.
Còn trong y học hiện đại, gừng có chứa chất zingibain, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm lợi, từ đó kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra, giảm đau nhức đáng kể do viêm lợi gây ra.
Vì những lợi ích nổi bật trên, nên gừng được xem là liệu pháp dân gian chữa viêm lợi, thuyên giảm và đẩy lùi tình trạng đau nhức nhanh.
2
Cách chữa viêm lợi bằng gừng
Đắp gừng tươi trực tiếp lên chỗ viêm lợi
Bạn có thể đắp gừng tươi trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm sưng. Đây là cách sử dụng đơn giản, dễ thực hiện và giảm đau nhanh chóng, nên được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Cách dùng: Thực hiện mỗi ngày 3 - 4 lần để phát huy hiệu quả của gừng trong điều trị viêm lợi.
Súc miệng bằng nước gừng
Bên cạnh cách đắp gừng trực tiếp vào phần lợi bị viêm, thì người dùng có thể súc miệng bằng nước gừng cũng là cách chữa viêm lợi cực đơn giản tại nhà.
Nguyên liệu
-
1 củ gừng
-
500ml nước sôi
Cách thực hiện
Cách dùng: Bạn dùng nước đã pha trên súc miệng 1 ngày khoảng 2 - 3 lần, để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.
Uống trà gừng
Nếu bạn không thể chịu được vị cay của gừng trong những cách trên thì có thể pha trà gừng để uống cũng là một trong những cách trị viêm lợi tại nhà vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà lại tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu
-
1 củ gừng
-
300 ml nước sôi
Cách thực hiện
Cách dùng: Bạn hãy uống trà gừng khoảng 1 - 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Khi pha nước gừng để uống, bạn
nên pha loãng nước, vì tinh chất nước gừng quá đậm có thể khiến cơ thể bị nóng.
Dùng gừng kết hợp với muối
Muối cùng giống như gừng, có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, nên khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ mang đến cho bạn công dụng vượt cả mong đợi trong việc chữa viêm lợi.
Nguyên liệu
-
1 củ gừng nhỏ
Cách thực hiện
Cách dùng: Thực hiện mỗi ngày từ 2 - 3 lần đến khi cơn đau do viêm lợi thuyên giảm.
Ngậm rượu gừng
Khi nhắc đến công thức chữa viêm lợi bằng gừng ‘dứt điểm’, không tái phát, thì chúng ta không thể bỏ qua cách ngậm rượu gừng. Đây là một bài thuốc dân gian hữu hiệu chữa viêm lợi và tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu
-
5-6 củ gừng
-
500ml rượu trắng
-
Dụng cụ: Hũ thủy tinh
Cách thực hiện
Cách dùng: Mỗi lần dùng bạn lấy một chén rượu nhỏ, ngậm khoảng 3 - 5 phút. Sau đó, nhổ bỏ ra ngoài và sử dụng nước sạch để súc miệng. Thực hiện như vậy 1-2 lần/mỗi ngày để bệnh được thuyên giảm.
3
Lưu ý khi dùng gừng chữa viêm lợi
Tuy gừng có đem lại hiệu quả nhất định trong việc chữa viêm lợi nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao khi sử dụng thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Như các phương pháp dân gian khác, bạn cần có sự kiên trì, thực hiện trong khoảng thời gian lâu dài mới đem đến hiệu quả như mong muốn.
-
Với mỗi cách chữa trị viêm lợi trên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều gừng, bởi gừng có tính nóng và ấm, gây nóng cơ thể.
-
Nếu bạn muốn quá trình điều trị bệnh viêm lợi diễn ra hiệu quả, thì hãy kết hợp cách những cách trị bệnh dân gian trên với việc chăm sóc răng miệng đúng cách.
Vừa rồi Tip Hay đã hướng dẫn bạn 5 công thức chữa viêm lợi bằng gừng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn biết cách sử dụng gừng để điều trị bệnh viêm lợi ‘dứt điểm’ và không tái phát.
Nguồn: Bệnh viện Thu Cúc