4 nhóm thực phẩm giúp trẻ đối phó với bệnh sởi
Trẻ đề kháng yếu sẽ dễ nhiễm bệnh sởi, và sau khi bệnh cơ thể lại dễ rơi vào tình trạng suy nhược. Để giúp con phòng tránh và đối phó tốt với bệnh sởi, các mẹ tham khảo 4 nhóm thực phẩm có lợi cho bé…
Thực phẩm giàu Vitamin A
Là nguồn dinh dưỡng giúp bé tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm mau lành các tổn thương, đặc biệt là tổn thương ở mắt chống mù lòa…
Trẻ nhiễm sởi cơ thể tăng nhu cầu Vitamin A, nhưng lại hấp thụ kém khiến thiếu hụt.
Cần cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng và đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu,…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, bông lơ xanh…). Chúng giàu Vitamin và khoáng chất có lợi, nhất là Vitamin A.
Bổ sung Vitamin A được 1 số nghiên cứu chỉ ra giúp giảm 50% trường hợp trẻ tử vong do bệnh sởi.
Thực phẩm giàu kẽm
Tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt họ đậu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…), đậu xanh nảy mầm là những thực phẩm rất giàu kẽm.
Với trẻ nhũ nhi, để bé nhận được đủ lượng kẽm cần thiết, cần tích cực cho trẻ bú mẹ vì lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn nhiều so với sữa bò.
Thức ăn giàu đạm
Đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, basa, cá quả, bông lau, hồi, trích…), trứng, sữa, hải sản.
Chúng cũng đồng thời là nguồn cung cấp kẽm và sắt, giúp các bé tăng cường hệ miễn dịch cùng sức đề kháng.
Trong trường hợp trẻ nhiễm bệnh và bị biến chứng tiêu chảy hay viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn y tế bằng đường uống cho bé.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Có tác dụng giúp cơ thể bé chống lại dị ứng, tăng chức năng miễn dịch.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau lá xanh đậm.
Khi trẻ nhiễm sởi, nên cho bé uống nước quả chín khoảng 1 – 2 ly/ngày để cung cấp đủ lượng Vitamin C cần thiết giúp nâng cao miễn dịch.
Lưu ý
- Khi trẻ bị sởi, cần tránh các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…
- Cũng nên hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật và không cho trẻ ăn thức ăn cứng, khó tiêu.
- Tuyệt đối tránh dùng các thực phẩm bé từng dị ứng hay nghi ngờ dị ứng trước đó.
- Trẻ nhũ nhi mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm trên.
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh ngoài da như sởi, phát ban, tay chân miệng... do đó, ba me cần phải biết thêm về những vấn đề như
trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? để có thể chăm sóc bé kịp thời, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ được tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các chất có lợi cho sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, bé sẽ phòng tránh tốt hơn với bệnh; và nếu mắc bệnh cũng mau lành hơn, ít để lại di chứng hơn.
Xem thêm: Cách phòng ngừa nhiễm bệnh cho bé vào mùa mưa
Trang tham khảo thông tin: 24h.com.vn