3 thói quen sai lầm khiến thớt chứa vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu
Thớt thôi mà chứa nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu ư? Khó tin nhưng đây là sự thật từ DailyMail. Những mầm bệnh có thể lây lan qua cơ thể bạn thông qua thớt thái thực phẩm. Hôm nay Tip Hay sẽ chia sẻ đến bạn 3 thói quen sử dụng thớt sai lầm mà nhà nào cũng mắc khiến thớt chứa vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu.
Chỉ là thớt để thái đồ ăn thôi mà, có cần phải quan tâm kỹ lưỡng như thế không? Chính vì quan niệm này trong việc sử dụng thớt của các bà nội trợ đã vô tình gây hại đến sức khỏe của gia đình. Từ trước đến nay ít ai có sự quan tâm đúng chuẩn đến dụng cụ nấu bếp, đặc biệt là thớt. Sau đây là những thói quen sai lầm khi dùng thớt đa số các gia đình Việt đều mắc phải mà có thể bạn chưa biết.
Dùng chung thớt cho cả thực phẩm tươi sống và rau củ
Vi khuẩn Salmonella là một tác nhân gây hại cho sức khỏe gia đình bạn thông qua các thực phẩm tươi sống. Loại vi khuẩn này sẽ khiến bạn bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy...hoặc nặng hơn là nhiễm trùng máu. Salmonella thường có trong các loại thịt gia cầm và sẽ bị tiêu diệt khi gặp nhiệt độ sôi. Vì thế nếu bạn dùng thớt để thái thịt và tiếp tục dùng nó để thái rau củ quả ăn liền như salad, hành lá...các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng.
Để tránh tình trạng đó xảy ra, bạn cần phải sử dụng riêng thớt thái đồ tươi sống và thớt dành cho rau củ. Phải ngăn chặn những con đường mà vi khuẩn có thể đến gần bạn và gia đình bạn!
Dùng nước rửa chén để vệ sinh thớt
Chắc hẳn nhà nào cũng dùng nước rửa chén thông thường để vệ sinh thớt cho tiện lợi. Nhưng nếu bạn biết tác hại của nó, bạn sẽ không bao giờ làm vậy nữa. Mỗi lần bạn rửa thớt bằng nước rửa chén, chất tẩy rửa sẽ không làm sạch sâu vào bên trong thớt, gây ra nguy cơ lây nhiễm các loại vi khuẩn cho thức ăn.
>> Xem thêm: Cực sai lầm khi làm sạch thớt với nước rửa chén
Không bảo quản thớt đúng và hiệu quả
Đã bao lâu rồi bạn chưa thay thớt? Bạn xem thớt nhà mình đã được đặt ở một nơi thoáng khí và đủ ánh sáng để tiệt trùng chưa? Nếu câu trả lời của bạn là chưa, hãy lập tức bố trí một vị trí thông thoáng và có ánh sáng mặt trời để đặt thớt. Nếu cả năm bạn để thớt ở nơi ẩm mốc, thớt sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Và hãy nhớ là tuổi thọ của một chiếc thớt chỉ từ 6-12 tháng, vì thế hãy thay thớt ngay nếu thớt nhà bạn đã dùng quá lâu rồi nhé!
>> Xem thêm: Mẹo bảo quản thớt bền chắc, không bao giờ bị mốc ngay lúc mới mua về
Vậy làm thế nào để vệ sinh thớt cho đúng?
Thớt cần được ngâm lâu trong dung dịch tẩy rửa thì mới có thể làm sạch kỹ càng. Các dung dịch tẩy rửa bạn có thể tự làm ở nhà lại thân thiện với môi trường như dung dịch chanh và muối, giấm ăn,...hoàn toàn đơn giản.
Trước tiên bạn dùng một miếng chanh đã cắt sẵn chà lên trên bề mặt thớt để nước cốt chanh trải đều. Sau đó bạn rải một ít muối lên trên và tiếp tục ma sát. Rửa thớt lại với nước ấm là bạn đã làm sạch thớt hiệu quả rồi!
Dùng một chiếc khăn mỏng và đổ giấm lên. Lau thớt bằng khăn giấm cho thật sạch và rửa lại bằng nước sạch. Giấm là nguyên liệu thường hay có ở bếp nên dễ sử dụng và hiệu quả lại cao.
Xem thêm: Những công dụng làm sạch nhà cửa không ngờ của giấm
Cẩn thận trong quá trình chế biến thức ăn để hạn chế ít nhất có thể những mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dù thớt không phải là một dụng cụ nấu ăn quá quan trọng trong gian bếp tuy nhiên lại rất hữu dụng, vì thế hãy dành ít thời gian để bảo quản thớt để đảm bảo an toàn về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm nhiều mẹo hay tại chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống.
Xem thêm nhiều bài viết hay khác:
>> Mua thớt nên chọn thớt gỗ hay thớt nhựa, loại nào tốt hơn?
>> Cách làm sạch thớt nhựa đúng cách
>> Sử dụng thớt hằng ngày nhưng liệu bạn đã sử dụng đúng cách chưa?