Tip hay

3 sai lầm phổ biến khiến kết quả đo đường huyết của bạn thiếu chính xác

3 sai lầm phổ biến khiến kết quả đo đường huyết của bạn thiếu chính xác

Cùng Tip Hay tìm hiểu về 3 sai lầm phổ biến nhất dễ dẫn đến sự sai lệch trong việc đo đường huyết để cho kết quả đo chính xác nhất nhé!

Đo chỉ số đường huyết là một bước vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những bệnh nhân tiểu đường. Để theo dõi chỉ số đường huyết chính xác bạn nên lưu ý 3 sai lầm thường gặp sau đây để tránh những kết quả đo có nhiều sai sót, thiếu chính xác.

1 3 sai lầm phổ biến khi đo đường huyết

Dùng chung que thử, máy thử với người khác

Mỗi người bệnh nên sở hữu máy đo cá nhân hoặc que thử đường huyết riêng biệt. Khi dùng chung que thử hoặc máy thử với người khác sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh lây truyền qua máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cho kết quả đường huyết không chính xác.

Bên cạnh đó, nguyên nhân sai lệch cũng có thể do que sử dụng bị dơ, rách, hỏng khi bảo quản trong môi trường không phù hợp hoặc cho que vào máy không đúng vị trí.

Dùng chung que thử, máy thử với người khácDùng chung que thử, máy thử với người khác

Lấy lượng máu không đủ

Khi chuẩn bị đo đường huyết bạn cần vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay để máu lưu thông đều, đặt kim chích ở mép ngoài sát đầu ngón rồi bấm chính máu, khi chích lấy máu nên vuốt và nặn nhẹ để máu ra đều. Nếu lấy không đủ lượng máu vào que thử hoặc để da chạm vào vùng thấm máu sẽ dễ khiến kết quả không chính xác.

Lượng máu không đủLượng máu không đủ

Không rửa tay trước khi đo đường huyết

Việc sử dụng tay chưa được rửa sạch để đo đường huyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo đường huyết. Người bệnh cần vệ sinh tay bằng xà phòng và lau tay sạch khô bằng khăn sạch khi chuẩn bị đo đường huyết. Trước khi bắt đầu lấy máu cần sát khuẩn đầu ngón tay bằng cồn và để khô tự nhiên, sau đó mới thực hiện lấy máu.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì thói quen rửa tay thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, hạn chế sự lây truyền của nhiều căn bệnh truyền nhiễm,..

Không rửa tay trước khi đoKhông rửa tay trước khi đo

2 Nên đo đường huyết lúc nào là chính xác nhất?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc nắm rõ chỉ số đường huyết đều đặn và thường xuyên là vô cùng cần thiết. Thời điểm trước lúc ăn, sau khi vừa ăn xong cũng như nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, chỉ số đường huyết đều có sự khác biệt, cụ thể:

  • Trước bữa ăn: Mức đường huyết nên ở khoảng 70 - 130mg/dl.
  • Sau bữa ăn khoảng 2 giờ: Mức đường huyết nên dưới 180mg/dl.
  • Khi mới ngủ dậy: Mức đường huyết nên ở khoảng 90 - 130mg/dl.
  • Trước khi đi ngủ: Mức đường huyết nên ở khoảng 110 - 150mg/dl.

Đối với người khỏe mạnh, bạn cần thực hiện đo đường huyết định kỳ 3 năm/lần ở thời điểm sau 45 tuổi. Mỗi đợt đo đường huyết cần kiểm tra tối thiểu 2 lần/ngày và tối đa 10 lần/ngày.

Nên đo đường huyết lúc nào là chính xác nhất?Nên đo đường huyết lúc nào là chính xác nhất?

3 Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định ở mức an toàn

Rèn luyện thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 buổi/tuần có khả năng giúp ổn định các chỉ số đường huyết, huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch, đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học.

Sự tập luyện khiến cơ thể tiết mồ hôi có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giữ mức đường huyết an toàn, thúc đẩy sự nhạy cảm của các tế bào trong cơ thể đối với insulin.

Rèn luyện thể dục thể thaoRèn luyện thể dục thể thao

Kiểm soát chế độ ăn uống

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về lượng chất dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể mỗi ngày gồm: Glucid 50 - 60%, lipid 20 - 30%, protid 15 - 20% (phân chia trên tổng lượng calo/ngày). Để đảm bảo sức khỏe bạn cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn sáng đầy đủ, chế độ ăn uống kết hợp nhiều bữa nhẹ với hạttrái cây để hỗ trợ ổn định đường huyết.

Tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa

Uống sữa và các chế phẩm từ sữa giúp tăng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ kháng insulin - hormone chuyển hóa đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở nhiều người, đồng thời bổ sung dưỡng chất và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Song, bạn cần kiểm tra lượng đường trong các sản phẩm sữa, điều chỉnh mức độ phù hợp mà cơ thể cần để không cung cấp quá dư thừa.

Tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữaTiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa

Ăn nhiều quả mọng, rau xanh

Quả mọng và rau xanh luôn là những loại thực phẩm cực kỳ thiết yếu đối với cơ thể người mắc bệnh tiểu đường. Chất anthocyanin có trong các loại thực phẩm này giúp hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, chất này thường có nhiều nhất ở các loại trái cây như: Nho, dâu,..

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ 3 sai lầm phổ biến khi thực hiện đo đường huyết và tránh việc mắc phải. Đừng quên theo dõi Tip Hay để cập nhật tin tức hữu ích cho cuộc sống mỗi ngày nhé!

Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội - Chuyên trang thuộc Báo Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa: 3 sai lầm phổ biến khiến kết quả đo đường huyết của bạn thiếu chính xácKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh