3 sai lầm nên tránh khi vệ sinh bồn cầu bạn cần lưu ý ngay
Mắc phải 3 sai lầm sau đây sẽ khiến bồn cầu nhà bạn mất thẩm mỹ, không thể cải thiện được mùi hôi lẫn các vết ố vàng mà còn khiến công việc chùi rửa vất vả hơn.
Khi bồn cầu xuất hiện những vết bẩn hoặc có mùi khó chịu mặc dù bạn đã vệ sinh, chà rửa thì đây là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang vệ sinh bồn cầu sai cách. Cùng Tip Hay tìm hiểu 3 sai lầm cần lưu ý khi chà bồn cầu ngay sau đây nhé!
1
Không vệ sinh bồn cầu thường xuyên
Lỗi sai mà nhiều bạn mắc phải nhất chính là việc không thường xuyên vệ sinh bồn cầu. Đa phần mọi người sẽ đợi đến khi bồn cầu xuất hiện vết ố vàng thì mới cho rằng đây là lúc cần vệ sinh. Tuy nhiên, việc này là một lựa chọn rất sai lầm.
Tham khảo thêm:
Ngày Toilet Thế giới là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa
Theo thống kê từ các chuyên gia, có đến 3.2 triệu vi khuẩn gây hại đến sức khỏe trong mỗi khu vực ở bồn cầu. Nếu không vệ sinh bồn cầu thường xuyên, thời gian đủ lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nấm mốc phát triển ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhà vệ sinh nhanh chóng xuống cấp.
Vậy nên, để hạn chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc,.. việc chà rửa bồn cầu thường xuyên là vô cùng cần thiết. Tần suất chà rửa bồn cầu 1 - 2 lần/tuần với dung dịch tẩy rửa bồn cầu chuyên dụng là phù hợp và đúng chuẩn nhất để giữ bồn cầu trắng sạch, nhà vệ sinh thoáng, không còn mùi hôi.
2
Quên cọ rửa bồn cầu kỹ càng
Bồn cầu là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe con người, tuy nhiên, đây không phải là nơi duy nhất chứa vi khuẩn gây hại. Mọi người thường mắc sai lầm căn bản khi chà rửa bồn cầu là chỉ cọ rửa phía trong bồn mà quên chà sạch khu vực xung quanh, thân bồn cầu, những đường gạch dưới chân bồn,...
Nếu bạn chỉ chăm chăm cọ rửa bên trong bồn cầu mà quên đi những khu vực xung quanh, khi chất bẩn tích tụ đủ cũng sẽ gây ra mùi hôi, nấm mốc, những mảng đen chất bẩn bám vào đường gạch xung quanh gây mất vệ sinh và ám mùi hôi khó chịu.
Để khắc phục sai lầm này, bạn cần vệ sinh không chỉ bên trong bồn cầu và còn cần làm sạch xung quanh bằng nước tẩy rửa hoặc bột giặt, baking soda,.. để giữ nhà vệ sinh được sạch bong kin kít, khô thoáng và không còn mùi hôi.
3
Sử dụng dung dịch tẩy rửa không đúng cách
Dung dịch tẩy rửa bồn cầu chuyên dụng là sản phẩm không thể thiếu trong việc vệ sinh, làm sạch bồn cầu. Song, không phải sản phẩm nào cũng sẽ mang lại hiệu quả diệt khuẩn tốt.
Việc sử dụng sản phẩm tẩy rửa bồn cầu kém chất lượng cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc làm sạch bồn cầu. Bạn nên chọn những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo nguồn gốc cũng như chất lượng, được bày bán ở các chuỗi siêu thị uy tín như Tip Hay,...
4
Câu hỏi thường gặp về vệ sinh bồn cầu
Găng tay có cần thiết khi vệ sinh bồn cầu không?
Có bạn nhé! Việc trang bị găng tay, khẩu trang hay quần áo bảo hộ để bảo vệ cơ thể tránh khỏi tiếp xúc nhiều loại vi khuẩn là điều cần thiết cho quá trình dọn dẹp bồn cầu. Điều này cũng sẽ bảo vệ làn da tay của bạn khỏi tình trạng dị ứng, bong tróc khi tiếp xúc lâu với chất tẩy rửa.
Tần suất tổng dọn nhà vệ sinh mỗi tuần hợp lý?
Tổng dọn nhà vệ sinh mỗi tuần 1 - 3 lần là tần suất hợp lý nhất. Việc cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên sẽ đảm bảo dọn sạch vi khuẩn, nấm mốc, không cho chúng thời gian sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp chà rửa bằng dung dịch chuyên dụng để nâng cao hiệu quả.
Giấm trắng có hiệu quả trong việc khử khuẩn bồn cầu hay không?
Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, giấm trắng sẽ cần thời gian tác dụng lâu hơn, bạn phải thực hiện chà rửa bằng giấm trắng nhiều lần mới đạt được kết quả sạch bóng như ý.
Hy vọng bạn có thể khắc phục những sai lầm hay mắc phải trong việc chà rửa bồn cầu sau khi tham khảo bài viết trên. Đừng quên theo dõi Tip Hay để học thêm nhiều mẹo vặt hay nhé!