3 sai lầm khi ăn cơm gây bệnh cho cơ thể
Ăn cơm chan canh, ăn cơm nguội, hay ăn cơm không kèm với chất xơ... Ắt hẳn không phải ai cũng biết những mặt hại của chúng…
1
Ăn cơm chan canh
Cách ăn này sẽ khiến cơm mềm hơn, dễ nuốt hơn, đặc biệt dễ ăn hơn với trẻ nhỏ. Nhưng đó là 1 thói quen xấu.
Trong quá trình nhai, Enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa cơm trong dạ dày. Khi ăn cơm chan canh, hệ tiêu hóa cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch tiêu hóa hơn, nó là nguyên nhân dẫn đến 1 số bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa.
Mặt khác, cơm được chan canh sẽ khiến cơm bị mất đi chất Protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.
Nếu bạn đang ăn cơm cách này, nhất là áp dụng cho các trẻ nhỏ, thì nên cân nhắc điều chỉnh cách ăn uống nhé!.
2
Ăn cơm nguội
Ăn cơm nguội là sở thích của nhiều người, và cũng là thói quen tận dụng cơm thừa của nhiều gia đình, cửa hàng kinh doanh ăn uống (chế biến cơm chiên, cơm cháy…). Đây là cách dùng không có lợi cho sức khỏe.
Theo Vinmec, trong hạt gạo tồn tại sẵn 1 loại vi khuẩn tên gọi Bacillus cereus, nhiễm từ đất trong quá trình gieo trồng, vi khuẩn này không bị tiêu diệt trong quá trình đun nấu, vì nó đã hình thành bào tử bảo vệ.
Khi bạn ăn cơm nóng vừa được nấu chín, hay cơm nấu mới để nguội vi khuẩn này sẽ không có cơ hội phục hồi và gây hại.
Nhưng khi để cơm nguội dần ở nhiệt độ bình thường thì bắt đầu ở 60 độ C, vi khuẩn này sẽ có khả năng hoạt động trở lại, tăng nhanh về số lượng và sinh ra độc tố. Biểu hiện của tình trạng ngộ độc điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Khuyến cáo mọi người là chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa để nguội. Nếu muốn bảo quản cơm thừa, nên làm nguội nhanh cơm nóng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh không quá 24 giờ.
3
Ăn cơm không kèm chất xơ
Chất xơ được tìm thấy trong các loại hạt nguyên cám, hạt ngũ cốc, họ đậu, và đặc biệt trong trái cây và rau củ, nhất là rau xanh lá.
- Chất xơ với tác dụng được hiểu biết rộng rãi giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Chất xơ còn có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, phòng tránh béo phì.
- Chất xơ từ rau củ cũng rất hữu ích trong việc tạo 1 “màng lưới” làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, hạn chế các bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa. Nhờ đó nó rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo chúng ta cung cấp đủ các nhóm chất cơ bản trong chế độ ăn hàng ngày: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Khi đảm bảo cân đối được chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất trên, cơ thể sẽ không lo thiếu hụt hay dư thừa dinh dưỡng, giảm tránh bệnh tật.
Ngoài những lưu ý trên bạn cần phải biết 6 sai lầm khi ăn cơm để điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý, giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Ăn uống thiết tưởng là chuyện đơn giản với mỗi người, nhưng ăn không đúng cách, kém khoa học kết quả lại hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi nấu cơm
Nguồn: Vinmec