3 loại quả này dù không hề ngọt nhưng khiến đường trong máu tăng cao
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ những loại quả có vị ngọt như xoài, chuối mới chứa hàm lượng đường cao. Nhưng bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy 3 loại quả không hề ngọt, thậm chí còn có vị chua nhưng lại làm đường huyết tăng cao.
Với một số loại trái cây, chúng ta thường lầm tưởng rằng loại quả có vị ngọt mới chứa nhiều đường. Tuy nhiên, vẫn có một số loại quả đặc biệt, dù không quá ngọt nhưng lại có lượng đường khá cao.
Những loại trái cây này khiến đường trong máu tăng là do chúng có hàm lượng đường ở mức trung bình, nhưng lại rất ít chất xơ. Vì chất xơ là yếu tố quan trọng giúp lượng đường trong trái cây hấp thụ từ từ vào cơ thể để không khiến đường huyết tăng đột ngột.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nếu bạn có bệnh tiểu đường trong người, thì phải đặc biệt chú ý 3 loại trái cây sau khi ăn, đừng để vị giác "đánh lừa" nhé.
1
Chanh dây
Quả là bất ngờ đúng không nào? Chanh dây vốn dĩ có vị chua nhiều hơn ngọt, nhưng hàm lượng đường cũng gần xấp xỉ 13% và chất xơ thì rất ít.
Chính vì thế, chanh dây có thể khiến đường huyết tăng rất nhanh, dù bạn chỉ mới ăn có một ít.
2
Thanh long
Thanh long là loại quả vô cùng phổ biến tại Việt Nam cũng như các quốc gia vùng nhiệt đới. Hàm lượng đường trong quả thanh long lên đến 14% trong 100g. Đây là con số tương đối cao, đủ để làm tăng đường huyết đột ngột.
Xem thêm: Ai không nên ăn thanh long?
3
Táo gai
Loại quả này có vị chua đặc trưng, rất tốt cho hệ tiêu hoá và sức khoẻ. Nhưng với hàm lượng đường của táo gai lên tới 22%, vì thế nó không hề tốt cho những ai đang bị tiểu đường.
4
Một số lưu ý kiểm soát đường huyết khi ăn trái cây
Với 3 loại quả trên, những bạn bị tiểu đường không nhất thiết phải ngừng ăn mà chỉ là ăn hạn chế trong mức cho phép của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ của mình.
Ngoài ra, cũng có một vài điểm cần lưu ý đối với người bị tiểu đường khi ăn trái cây.
Đừng chỉ ăn một loại quả liên tục, bạn nên thay đổi đa dạng mỗi ngày, để cơ thể hấp thụ được nhiều loại vitamin khác nhau.
Nên ăn trái cây sau khi ăn bữa chính 2 tiếng hoặc hơn, vì nếu ăn ngay sau khi kết thúc bữa sẽ làm đường huyết tăng đột ngột.
Hãy ăn trái cây tươi, không nên ăn trái cây sấy khô hay chế biến ở dạng nước ép. Vì ở dạng đó, hầu hết các vitamin đã mất, chỉ còn lại mỗi đường.
Nguồn: Tạp chí sức khỏe Healthline
Đối với bệnh nhân tiểu đường, cần lưu ý trong việc ăn uống, đặc biệt là với các loại trái cây khiến đường huyết tăng nhanh. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và giúp bạn áp dụng vào đời sống hằng ngày, để chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: