3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ mà phụ huynh nào cũng nên biết
Vỗ ợ hơi cho trẻ là một kỹ năng quan trọng mà bố mẹ nào cũng nên "nằm lòng" khi chăm sóc trẻ sơ sinh, tham khảo bài viết dưới đây để học mẹo vỗ ợ hơi nhé!
Kỹ năng vỗ ợ hơi cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích khi giúp trẻ giảm được tình trạng ọc sữa, nôn trớ, đầy hơi,.. giúp bé bú nhiều sữa, ít quấy khóc. Cùng Tip Hay tìm hiểu 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ hữu ích sau nhé!
1
Tại sao nên vỗ ợ hơi cho trẻ?
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, dạ dày rất nhỏ nên không chứa được nhiều sữa và tiêu hóa cũng còn rất yếu. Những bọt khí kẹt trong dạ dày thường làm đầy bụng gây khó chịu cho trẻ. Việc giúp trẻ ợ hơi, sẽ giải phóng những bọt khí này ra.
Vì trẻ còn quá nhỏ nên không thể kiểm soát được việc nuốt phải không khí khi bú, cũng như tự ợ hơi. Theo chuyên trang hellobacsi thì các chuyên gia cho rằng: "Tình trạng nuốt phải khí thừa thường xảy ra ở trẻ bú bình có xu hướng bú nhanh hơn. Đối với trẻ bú mẹ, bé vẫn có thể nuốt phải một ít không khí nếu mẹ nhiều sữa, tiết sữa nhanh hoặc trẻ đang rất đói và muốn bú nhanh."
Ngoài ra, thì trẻ cũng có thể bị đầy hơi do người mẹ ăn những thực phẩm gây đầy hơi như bông cải xanh, bắp cải, nước ngọt,…
2
3 mẹo vỗ lưng giúp bé ợ hơi
Cách 1 - Ngồi thẳng lưng và ôm con vào ngực
Cách 2 - Bế trẻ ngồi dậy và giữ con ngồi trên đùi
Cách 3 - Cho trẻ nằm trên đùi
3
Những lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé
Trẻ bú bình sữa thì bạn nên vỗ khi trẻ đã bú được 60 - 90ml. Còn nếu trẻ bú sữa mẹ thì có thể vỗ ợ hơi cho trẻ khi bé chuyển sang bú ngực còn lại là được.
Bạn nên vỗ ợ hơi cho trẻ trong 10 -15 phút, nếu sau thời gian trên bé vẫn không ợ thì bạn nên đổi tư thế nhé!
Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị bạn nên cho trẻ ợ hơi thường xuyên để trẻ có thể bú nhiều hơn, ít cảm thất khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý tình trạng của mỗi bé, tránh vỗ quá nhiều sẽ khiến gián đoạn quá trình bú của bé.
Trong lúc vỗ ợ hơi bé có thể ọc 1 ít sữa, đừng lo lắng đây hoàn toàn là điều bình thường.
Nếu vỗ ợ hơi nhiều lần cẫn không thành công, bé khóc hơn 3 tiếng mỗi ngày, kèm các dấu hiệu như tiêu chảy, phân có lẫn máu, hay nôn trớ,... thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Tham khảo: Chuyên trang sức khỏe hellobacsi tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh