2 vị trí của ấm đun và nồi cơm điện nếu vệ sinh đúng sẽ tiết kiệm điện hiệu quả
Nồi cơm điện và ấm đun nước là vật dụng thiết yếu trong nhà bếp của các gia đình, thế nhưng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây tốn điện, lãng phí mà lại mau hư. Hãy cùng Bách Hóa XANH ‘bỏ túi’ phương pháp làm sạch ấm nước và nồi cơm điện đúng cách nhé!
Vệ sinh ấm đun nước và nồi cơm điện đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền bạc đó! Bách Hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn quy trình thực hiện đúng sau đây:
1
Vị trí khi vệ sinh ấm đun nước
Khi sử dụng ấm đun nước một thời gian, bạn có thể gặp tình trạng đèn báo không bật và nước sẽ không được đun sôi. Hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng ấm đun nước bị hỏng, nhưng thực tế không phải.
Bạn hãy để ý có một điểm liên kết giữa đế của ấm và ấm nước. Điểm kết nối này được kết nối bằng một tấm đồng, và sẽ có hai tấm đồng ở giữa đế.
Sau khi ấm được sử dụng trong một thời gian dài, hai miếng đồng này có thể bị biến dạng, dẫn đến ấm tiếp xúc kém và đèn báo không sáng, nước sẽ không được làm nóng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chuẩn bị một cây tăm và bóc hai miếng đồng này trở lại hình dạng ban đầu. Sau khi tấm đồng trở lại hình dạng cũ, ấm đun nước có thể tiếp tục hoạt động bình thường. Việc này cũng giúp bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền để mua ấm đun nước đó!
>> Tham khảo:
Cách vệ sinh bình đun siêu tốc sạch như mới với nguyên liệu có sẵn tại nhà
2
Vị trí khi vệ sinh nồi cơm điện
Vì nồi cơm điện được sử dụng hằng ngày nên nếu bạn để nồi dơ, không chịu vệ sinh sạch sẽ thì vô tình bạn sẽ khiến nồi cơm ‘ngốn’ nhiều điện hơn bình thường và rất mau hư đó. Hơn nữa, nếu lau chùi sai cách thì rất dễ gây hỏng hóc, chập điện và làm hư nồi, lãng phí tiền của.
Tham khảo:
Vệ sinh nồi cơm điện đừng bỏ quên chỗ này nếu không muốn tiền điện ngày càng tăng
Ngoài ra, khi vệ sinh nồi cơm điện, đa số mọi người thường quên vệ sinh van thoát hơi của nồi cơm điện. Đây là một trong những nơi bẩn nhất và dễ tích tụ vi khuẩn nhất của nồi cơm điện.
Van thoát hơi vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa trong nồi ra ngoài. Lâu ngày, chúng dễ bị cáu bẩn thành các mảng bám màu vàng.
Chúng có thể được tháo rời ra để vệ sinh. Sau khi tháo, bạn hãy rửa trực tiếp bằng nước sạch rồi lau khô và lắp lại vào vị trí cũ.
Bách Hóa XANH mong rằng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình lau chùi nồi cơm điện hay ấm đun nước, từ đó sẽ giúp vừa tiết kiệm điện mà vừa tăng tuổi thọ của những đồ dùng thiết yếu trong gia đình. Chúc bạn thành công!