Tip hay

2 thói quen ăn cơm quen thuộc của nhiều người Việt gây ảnh hưởng tới sức khỏe

2 thói quen ăn cơm quen thuộc của nhiều người Việt gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Khi ăn cơm, bạn thường có thói quen chan canh vào hoặc là gắp thức ăn cho người khác. Đó là những thói quen không tốt cho sức khoẻ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Người Việt chúng ta hay có thói quen ăn cơm chan canh vào cơm để dễ nuốt hơn hoặc để thể hiện sự quan tâm mà thường gắp thức ăn vào bát cho nhau. Nhưng bạn có bao giờ tìm hiểu xem những thói quen đó là tốt hay xấu chưa? Cùng tìm hiểu với Tip Hay qua bài viết sau nhé!

1 Thói quen chan canh vào cơm

Thói quen chan canh vào cơm

Chắc hẳn đây là thói quen rất phổ biến ở nhiều người. Từ khi xưa còn bé, mẹ thường hay chan canh vào cơm để cơm dễ nuốt hơn, cũng dễ đút ăn hơn. Do đó, có thể bạn duy trì thói quen này tới khi lớn. Chỉ cần cảm thấy cơm khô và khó nuốt thì chan canh vào để dễ nuốt hơn.

Chuyên gia tư vấn sức khoẻ Shonali Sabherwal người Ấn Độ cũng từng có cảnh báo rằng việc bạn uống nước trong bữa ăn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Cơm, thức ăn sẽ bị hoà loãng, hệ tiêu hoá sẽ làm việc vất vả hơn để co bóp thức ăn. Tương tự với việc chan canh khi ăn cơm, việc đó sẽ khiến hệ tiêu hoá bị chậm lại và dạ dày sẽ dễ bị tổn thương.

Thói quen chan canh vào cơm

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết khi ăn cơm, cơ thể chỉ cần một lượng nước để hỗ trợ tiêu hoá là nước bọt. Việc nhai thức ăn sẽ tiết ra enzyme nhằm hỗ trợ hấp thụ và tiêu hoá thức ăn để chuyển xuống dạ dày và ruột.

Thói quen chan canh vào cơm

Do đó, khi chan canh vào cơm, lượng nước quá nhiều từ canh sẽ làm thức ăn bị đẩy xuống quá nhiều mà không được xử lý kỹ. Nếu ăn cơm chan canh lâu ngày, hệ tiêu hoá bị quá tải có thể làm bạn bị bệnh. Ngoài ra, ăn cơm chan canh có thể làm loãng dịch làm cho những chất dinh dưỡng trong cơ thể không được hấp thụ.

2 Thói quen gắp thức ăn cho nhau

Để bày tỏ sự quan tâm, chúng ta thường có thói quen gắp thức ăn cho người khác. Thế nhưng, theo Bác sĩ Cao Hồng Phúc (Học viện Quân Y) trong khoang miệng chúng ta chứa cực nhiều vi khuẩn và khi gắp thức ăn cho người khác sẽ vô tình gây bệnh cho người đó. Các loại vi khuẩn có thể lây là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị…

Thói quen gắp thức ăn cho nhau

Theo kết quả của khảo sát Tổ chức Y tế thế giới WHO và Hội Khoa học tiêu hoá Việt Nam (VNAGE), có khoảng 80% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP bằng các con đường lây như qua nước bọt, cao răng và chủ yếu là qua đường ăn uống.

Vi khuẩn HP không gây hại nhưng nếu những người viêm loét dạ dày mắc phải thì sẽ bị loét nặng hơn và có thể dẫn đến ung thư.

Do đó, chúng ta nên nhanh chóng thay đổi thói quen dùng đũa gắp thức ăn cho người khác cũng như không dùng chung đũa, bát, thìa,...

Nguồn: Báo Tiền Phong

Đảm bảo phía trên là hai thói quen mà rất nhiều người mắc phải. Hy vọng qua những thông tin của Bách hoá XANH, bạn sẽ nhanh chóng thay đổi thói quen đó để không phải gây hại cho chính bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Xem thêm:

>> Những thói quen cần bỏ sau khi ăn xong

>> Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức

>> Mang cơm trưa đi làm cần tránh những thói quen này ngay

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: 2 thói quen ăn cơm quen thuộc của nhiều người Việt gây ảnh hưởng tới sức khỏethói quensức khoẻăn cơmcơm