16 mẹo vặt chữa ê buốt răng đơn giản tại nhà, an toàn, hiệu quả
Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây khó khăn khi ăn uống. 16 mẹo vặt chữa ê buốt răng đơn giản tại nhà, an toàn, hiệu quả.
Tình trạng ê buốt răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Cùng Tip Hay tìm hiểu 16 mẹo vặt chữa ê buốt răng đơn giản tại nhà, an toàn, hiệu quả nhé!
1
Mẹo chữa ê buốt bằng kem đánh răng
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, kem đánh răng là một trong những phương pháp hữu dụng chứa các tác nhân làm cho ngà răng kém thẩm thấu hơn. Nghĩa là giúp bảo vệ dây thần kinh bên dưới tốt, làm giảm ê buốt và đau răng.
Ngoài ra, kem đánh răng còn có thành phần là kali nitrat có thể ngăn chặn các tín hiệu đau được truyền từ dây thần kinh trong răng đến não, giúp giảm tình trạng đau buốt.
Bạn nên sử dụng kem đánh răng dược liệu hoặc kem đánh răng dành cho răng mẫn cảm 2 lần một ngày để giảm tình trạng ê buốt.
2
Mẹo chữa ê buốt bằng trà xanh
Trà xanh có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhờ tác dụng chống viêm, phòng chống ung thư, tốt cho tim mạch và răng miệng.
Bạn có thể sử dụng trà xanh không đường làm nước súc miệng hai lần một ngày để làm chắc răng và giảm viêm.
3
Mẹo chữa ê buốt bằng rượu hạt gấc
Rượu gấc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức và buốt răng.
Để chữa ê buốt răng bằng rượu hạt gấc, bạn mang hạt gấc phơi khô rồi đem nướng đến khi thấy vàng. Sau đó, tách lấy phần lõi bên trong và đập dập.
Kế đến, bạn cho lõi hạt gấc vào bình rồi cho thêm rượu rồi đậy kín. Sau 30 ngày, bạn có thể dùng để súc miệng. Bạn nên súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
4
Mẹo chữa ê buốt bằng Oxy già
Oxy già có thể giúp bạn chữa ê buốt răng hiệu quả ngay tại nhà.
Bạn chỉ cần pha loãng oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó súc miệng với ¼ cốc nước nhỏ. Thời gian súc miệng trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Sau đó súc lại bằng nước sạch. Bạn lưu ý không được nuốt dung dịch oxy già. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy răng trắng lên và giảm cảm giác ê buốt.
5
Mẹo chữa ê buốt bằng mật ong và nước ấm
Mật ong là một trong những chất kháng khuẩn, có thể giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương và đồng thời giảm đau, sưng và viêm.
Bạn chỉ cần súc miệng với dung dịch mật ong pha nước ấm khoảng 1-2 trong ngày thì cơn đau từ răng ê buốt sẽ biến mất.
6
Mẹo chữa ê buốt bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng vì trong muối có tính sát khuẩn cao. Nước muối còn có thể làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả.
Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 1 – 2 lần. Đồng thời, bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng hoặc mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc.
7
Mẹo chữa ê buốt bằng đinh hương
Đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau. Bạn có thể sử dụng đinh hương để chữa ê buốt răng hiệu quả.
Bạn trộn đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2 đắp lên răng khoảng 10 phút rồi súc miệng sạch lại với nước. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
8
Mẹo chữa ê buốt bằng rượu cau
Cau ngâm với rượu sẽ có khả năng diệt khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu cau để chữa ê buốt răng.
Bạn có thể dùng cau tươi hoặc cau khô để ngâm với rượu từ 1 đến 2 tháng. Sau đó dùng rượu cau để súc miệng 1 đến 2 lần trên ngày.
9
Cách chữa ê buốt bằng lá bàng non
Lá bàng non có tác dụng diệt khuẩn tốt và có khả năng trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
Để dùng lá bàng non để chữa ê buốt, bạn đem lá bàng non rửa sạch và đâm nhuyễn với một ít muối. Sau đó pha nước cốt bàng non với nước ấm và súc miệng. Mỗi lần súc miệng khoảng 1 đến 2 phút, bạn thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ giảm ê buốt răng.
10
Cách chữa ê buốt bằng tỏi
Tỏi có chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng tỏi được rất nhiều người áp dụng để giảm ê buốt răng.
Bạn bóc tỏi và giã nát với một ít muối, sau đó đắp lên răng khoảng 10 phút. Bạn có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để giảm ê buốt răng.
11
Cách chữa ê buốt bằng lá trầu không
Lá trầu không cũng là mẹo vặt chữa ê buốt răng. Tinh dầu lá trầu không có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn.
Bạn cần đem lá trầu không rửa sạch và giã nát với muối. Sau đó cho rượu vào hỗn hợp và lấy nước súc miệng. Một ngày bạn có thể súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi lần khoảng 10 phút để giảm ê buốt răng.
12
Cách chữa ê buốt bằng lá ổi
Lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng hiệu quả.
Bạn có thể đem lá ổi non rửa sạch và để ráo nước, sau đó bạn giã với muối và cho một ít nước vào để súc miệng. Mỗi ngày bạn súc miệng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút để giảm ê buốt răng.
13
Cách chữa ê buốt bằng dầu
Dầu mè hoặc dầu dừa có thể giúp giảm ê buốt răng hiệu quả. Ngoài ra, súc dầu mè, dầu dừa còn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nướu răng.
Bạn cho một thìa dầu dừa và súc miệng từ 1 đến 2 phút. Sau đó bạn có thể đánh răng hoặc súc lại với nước cho sạch. Bạn thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng ê buốt răng.
14
Cách chữa ê buốt bằng capsaicin
Capsaicin là một thành phần có trong hạt ớt nhưng có tác dụng làm giảm đau. Do đó khi bôi gel Capsaicin vào nướu có thể làm dịu cơn đau của răng nhạy cảm.
Tuy nhiên Capsaicin có thể làm tê liệt các sợi thần kinh để chúng ít có khả năng truyền tín hiệu đau. Do đó bạn cần liên hệ với bác sĩ nha khoa để cho lời khuyên trước khi sử dụng.
15
Mẹo vặt chữa ê buốt bằng nghệ
Nghệ là có tác dụng làm giảm viêm và có chứa chất curcumin giúp làm dịu cơn đau.
Để làm giảm ê buốt răng hiệu quả bằng nghệ, bạn có thể trộn bột nghệ với nước rồi xoa vào nướu từ 1 đến 2 phút. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.
16
Mẹo vặt chữa ê buốt bằng chiết xuất vani
Chiết xuất vani có thể khử trùng và giảm đau, chiết suất lần này còn có thể giúp làm giảm ê buốt các cơn đau từ răng.
Bạn có thể đổ một ít chiết xuất vani vào miếng bông gòn và đắp lên răng từ 1 đến 2 phút. Sau đó bạn súc miệng sạch lại với nước.
Trên đây là 16 mẹo vặt chữa ê buốt răng đơn giản tại nhà, an toàn, hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có thêm các mẹo chữa trị ê buốt hiệu quả thông qua bài viết trên nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec