15 thói quen sai lầm trong nấu ăn dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội thời gian vừa qua. Dưới đây là những sai lầm cực kỳ nguy hiểm trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Trong chế biến thực phẩm, chỉ cần phạm phải một sai lầm cũng sẽ khiến bạn và gia đình gặp phải nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Để bảo vệ sức khỏe, hãy cùng Tip Hay điểm qua 10 sai lầm dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm trong nấu ăn qua bài viết sau đây nhé!
1
Không rửa tay hay rửa tay không đúng cách
Một thói quen dường như khá phổ biến đó là nhiều người vẫn chưa rửa tay đúng cách hoặc thậm chí là không rửa tay mà bắt tay vào chế biến thức ăn.
Tay chúng ta tiếp xúc rất nhiều vi khuẩn mỗi ngày, vậy nên nếu không rửa sạch tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm hay trước khi ăn sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội bám vào thực phẩm, gây ngộ độc.
Bạn nên nhớ, mình chỉ bỏ ra tối thiểu 20 giây rửa tay với xà phòng và nước là có được bàn tay sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn rồi nhé.
Tham khảo thêm:
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu khi bị ngộ độc
2
Không thay miếng rửa chén bát
Một nghiên cứu khác cho thấy, miếng rửa chén bát có khả năng chứa nhiều vi khuẩn hơn bất kỳ nơi nào khác trong nhà, bao gồm cả nhà vệ sinh.
Đây là nơi sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mọi người. Cách tốt nhất bạn nên vệ sinh miếng rửa bát ít nhất 1 lần/ngày và thay mới sau 1 – 2 tuần sử dụng.
3
Nếm hoặc ngửi xem thức ăn còn dùng được hay không
Các bà mẹ nội trợ thường tiếc đồ ăn, nên thử xem chúng còn dùng được hay không. Tuy nhiên, khi bạn nuốt nó dù chỉ là một lượng thức ăn bị nhiễm khuẩn nhỏ thôi cũng đủ khiến bạn bị bệnh.
Hơn thế nữa, vi khuẩn trong thực phẩm không thể nhận biết bằng cách nếm, nhìn hay ngửi, do đó cách bạn thử cũng không có tác dụng.
Bạn nên kiểm tra thời gian bảo quản thực phẩm để có thể bảo quản và đảm bảo chất lượng thực phẩm, thay vì phải ngửi hay nếm qua để xem chúng có còn dùng được hay không.
4
Để thực phẩm bên ngoài quá lâu trước khi bảo quản
Nhiệt độ phòng là mức nhiệt lý tưởng cho sự sinh sôi của vi khuẩn và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản, trái cây gọt sẵn, cơm chín, thức ăn thừa,... nếu bạn để chúng tiếp xúc nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
Nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm nằm trong khoảng 4.4 độ C đến 160 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này, vi khuẩn có thể sản sinh nhanh chỉ trong vòng 20 phút.
Do đó, bạn không nên để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ và không quá 1 giờ khi nhiệt độ trên 32 độ C. Nếu thực phẩm quá nóng có thể chia nhỏ giúp chúng nhanh chóng nguội đi trước khi cho vào tủ lạnh.
5
Rửa thịt gia cầm
Một điều mà bạn nên biết đó là không nhất thiết phải rửa thịt gia cầm. Nếu ai kỹ tính có thể dùng khăn giấy sạch lau lên thực phẩm.
Cách để giết sạch vi khuẩn có trên gà hoặc vịt là nấu thật kỹ, nhiệt độ nấu trong khoảng 74 độ C. Nếu bạn rửa thịt gia cầm, nước bắn tung tóe sẽ làm vi khuẩn lây lan trên bồn rửa chén và những bề mặt xung quanh.
6
Sử dụng lại rổ đã đựng thịt sống
Tái sử dụng rổ hoặc giỏ đã đựng thịt sống khiến vi khuẩn lây lan nhanh. Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm bạn nên thường xuyên rửa giỏ dưới nước nóng. Cách tốt nhất là nên cho thịt vào từng bọc riêng, gói trong túi đựng thực phẩm rồi mới cho vào giỏ.
7
Không kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh
Đây là một trong những điều chị em thường quên. Nếu tủ không đủ lạnh sẽ khiến vi khuẩn lan nhanh. Bạn cần dùng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ.
Lưu ý, nên để nhiệt độ dưới 4,4 độ C so với ngăn mát còn tủ đông luôn ở -17 độ C hoặc thấp hơn.
8
Cho thịt sống ở trên những thức ăn khác trong tủ lạnh
Vi khuẩn từ thịt sống có thể lây lan nhanh đến những thực phẩm khác nếu để chung ngăn tủ lạnh. Cách tốt nhất là nên bảo quản thịt sống ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh và nên tách biệt thịt sống và thịt đã được chế biến.
9
Không giữ vệ sinh khi rửa thịt sống, trứng
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, khi rửa các loại thịt sống và trứng, nếu bạn không kỹ lưỡng và giữ vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể lây lan sang bồn rửa, bề mặt xung quanh bồn rửa.
Từ đó, vi khuẩn sẽ dễ lây lan sang nhiều loại thực phẩm khác khi chúng ta dùng chung vật dụng trong bếp, gây ra tình trạng ngộ độc cho bạn khi ăn phải, nếu đó là vi khuẩn có hại.
10
Ăn các loại thịt, hải sản và trứng chưa được nấu chín kỹ lưỡng
Khi chế biến thực phẩm bạn nên chú ý đến thời gian chín của từng loại thực phẩm và nhiệt độ bếp để có cách nấu phù hợp, tránh việc nấu không đủ chín. Thực phẩm còn sống có thể chứa các loại khuẩn gây ngộ độc như Salmonella, E.Coli,...
11
Nếm bột thô, bột nhào làm bánh chưa chín và thực phẩm có trứng sống
Bên trong bột mì và trứng còn sống có nguy cơ chứa vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, E.Coli và nhiều loại vi khuẩn có hại khác. Các thực phẩm như trứng chần, sốt hollandaise, sốt mayonnaise tự làm, rượu trứng và các loại bột sống như bột mì, bột năng,...vẫn chưa được nấu chín ẩn chứa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Bạn nên bảo quản những loại bột thô tránh khỏi tầm tay trẻ nhỏ. Sau khi chế biến xong cần rửa sạch bề mặt bếp, các dụng cụ nấu ăn.
12
Rã đông thực phẩm sai cách
Bạn nên rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng để đảm bảo an toàn. Không nên rã đông bằng nhiệt độ phòng vì đây là môi trường lý tưởng giúp vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, bạn nên giữ thực phẩm trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.
13
Không rửa trái cây, rau củ trước khi ăn
Lớp vỏ của trái cây thường chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật, khiến người ăn gặp phải vấn đề nguy hiểm về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, tệ hơn là ngộ độc thực phẩm khi dùng mà không rửa sạch hoặc gọt vỏ.
Bạn nên rửa sơ trái cây, rau củ dưới vòi nước chảy, ngâm trong nước muối 3 - 5 phút rồi rửa sạch hoặc gọt đi lớp vỏ để đảm bảo an toàn. Đối với những loại có vỏ dày và cứng như dưa hấu, bơ,.. nên dùng thêm bàn chải để chà sạch bụi bẩn.
14
Để chung thức ăn chín với thức ăn sống
Bạn nên luôn luôn ghi nhớ để thức ăn chín và thức ăn sống riêng, kể cả thớt dùng để cắt thức ăn cũng không được sử dụng chung cho 2 loại thức ăn sống và chín. Nếu dùng chung có thể khiến vi khuẩn có trong thực phẩm sống lây lan sang thực phẩm chín và gây ngộ độc.
15
Sử dụng thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao
Bạn nên lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng khi ăn bất cứ món ăn nào nếu bản thân nằm trong những nhóm người sau:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.
- Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh hoặc dùng thuốc lâu ngày, dùng thuốc liều mạnh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên ăn nếu thuộc vào nhóm người có nguy cơ ngộ độc cao:
- Thực phẩm tươi sống, chưa đủ độ chín (Thịt heo, gia cầm, hải sản, trứng,..)
- Rau cải nấu sơ, rau mầm sống, rau củ mọc mầm,..
- Sữa và nước trái cây thô (sản phẩm chưa qua tiệt trùng)
- Phô mai mềm (trừ sản phẩm có dán nhãn đã tiệt trùng)
Vừa rồi là những sai lầm nghiêm trọng trong chế biến thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm mà hầu hết các bà nội trợ thường mắc phải. Nếu mắc phải một trong những thói quen xấu nêu trên bạn cần dừng lại ngay để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân nhé!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống