14 cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện nước hiệu quả
Máy giặt dù là vật dụng thiết yếu nhưng ngốn nhiều tiền điện nước. Tìm hiểu các cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện nước tại nhà hiệu quả.
Ngày nước Thế giới 23/3 đến gần với quy mô toàn cầu, cũng là lúc chúng ta nên suy xét lại và dần thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trong việc sử dụng nguồn nước. Và một trong số đó chính ta tìm hiểu những cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện, nước hiệu quả.
1
Vì sao cần tiết kiệm điện nước khi sử dụng máy giặt?
Tiết kiệm chi phí điện, nước hàng tháng
Tiền điện, nước mỗi tháng cứ tăng đều đều khiến bạn lo lắng? Bạn có thể bắt đầu bằng cách thực hiện các phương pháp tiết kiệm điện nước khi dùng máy giặt. Những phương pháp này vô cùng dễ dàng nhưng sẽ góp phần giảm chi phí điện và nước hằng tháng, giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Tăng tuổi thọ của máy giặt
Đối với máy giặt nói riêng và các thiết bị điện gia dụng nói chung, việc sử dụng đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ của thiết bị. Riêng với máy giặt, sử dụng lượng nước vừa đủ, khối lượng quần áo khi giặt thích hợp,... cũng sẽ giúp bảo vệ máy giặt trước những vấn đề hư hỏng.
Bảo vệ môi trường
Bên cạnh những lí do trên, việc tiết kiệm điện và nước khi dùng máy giặt còn góp phần bảo vệ môi trường sống. Từng hành động nhỏ sẽ tiết kiệm được nguồn năng lượng thiên nhiên như nước, đá, khí và dầu mỏ, giảm tình trạng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon,…
2
Cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện
Giặt bằng nước lạnh
Nếu không quá cần thiết thì hãy hạn chế giặt quần áo bằng nước nóng, thay vào đó hãy chọn giặt với nước lạnh. Điều này sẽ giúp giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ để làm nóng nước khi giặt.
Giặt đúng khối lượng quần áo
Lượng quần áo quá ít hay quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến lượng điện năng tiêu thụ và tuổi thọ của máy. Khối lượng quần áo quá ít sẽ khiến bạn tiêu tốn điện nhiều hơn vì phải giặt nhiều lần.
Còn với lượng quần áo quá nhiều sẽ gây áp lực lên lồng giặt, quần áo không được giặt sạch mà còn tăng nguy cơ máy gặp tình trạng hư hỏng.
Vì thế, để giúp tiết kiệm điện, quần áo được giặt sạch sẽ và gia tăng thời gian sử dụng của thiết bị, lượng quần áo phù hợp nhất chính là khoảng 70-80% khối lượng giặt của máy.
Giặt tay quần áo bẩn trước khi cho vào máy
Những vết bẩn tại các vị trí như cổ áo, cổ tay, gấu áo,... thường rất cứng đầu và khó giặt sạch bằng máy. Cho nên để vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo quần áo được giặt sạch, bạn hãy giặt tay những loại quần áo này trước khi cho vào máy.
Sử dụng tính năng tiết kiệm năng lượng của máy
Hầu hết các dòng máy giặt ngày nay đều có tính năng tiết kiệm điện. Ngoài ra còn nhiều tính năng khác như công nghệ Inverter, công nghệ cảm biến độ bẩn,... Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các chế độ này nhằm giúp tiết kiệm điện tiêu thụ.
Chọn chương trình giặt phù hợp
Máy giặt có nhiều chế độ giặt, xả, vắt dành cho các loại quần áo. Ví dụ như chế độ giặt nhanh cho quần áo ít bẩn, chế độ Sports equipment dành cho quần áo thể thao bằng vải tổng hợp, chế độ giặt cho chất liệu len và tơ tằm,...
Tùy theo từng chất liệu của quần áo hãy chọn chế độ giặt thích hợp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn giữ quần áo bền đẹp.
Hạn chế giặt vào giờ cao điểm
Thường xuyên sử dụng máy giặt vào giờ cao điểm sẽ khiến lượng điện tiêu thụ trong thời điểm đó tăng vọt và dẫn đến chi phí điện phải trả cũng tăng lên đáng kể. Vì lý do này, cần tránh dùng máy giặt vào các khung giờ cao điểm để tiết kiệm điện.
Vệ sinh máy giặt định kỳ
Sau thời gian dài hoạt động, bên trong máy giặt sẽ xuất hiện cặn bẩn, rong rêu,... bám vào, từ đó tăng độ ma sát gây nên tiếng ồn, các van dẫn, van xả, làm cho nước vào không chính xác, quần áo không được giặt sạch, tiêu tốn điện...
Để tránh tình trạng này, ta nên vệ sinh máy giặt khoảng 3 tháng/lần (1 tháng/lần nếu tần suất sử dụng máy giặt cao).
Rút phích cắm khi không có nhu cầu sử dụng
Đa số chúng ta đều có thói quen luôn cắm phích máy giặt vào ổ điện một cách cố định, ngay cả khi không có nhu cầu sử dụng. Điều này không chỉ gây lãng phí điện năng mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, nguy cơ chập mạch, cháy nổ,... Vì thế khi không sử dụng hãy rút phích cắm của máy giặt nhé!
3
Cách sử dụng máy giặt tiết kiệm nước
Sử dụng máy giặt cửa trước
Máy giặt cửa trước sở hữu phần lồng giặt nằm ngang cùng phương thức hoạt động theo cơ chế quay theo chiều trọng lực. Từ đó giúp tiết kiệm lượng nước tiêu thụ gấp 3 lần so với máy giặt có thiết kế cửa trên.
Sử dụng máy có tính năng cảm biến trọng lượng
Tính năng cảm biến trọng lượng sẽ vô cùng hữu ích trong việc chọn thời gian giặt và lượng nước phù hợp. Từ đó sẽ không lo chọn quá nhiều nước cho quá trình giặt, gây dư thừa, uổng phí.
Chọn mức nước thích hợp với khối lượng giặt
Hãy lựa chọn mực nước phù hợp với khối lượng quần áo sẽ giặt. Với lượng quần áo quá ít hãy chọn mực nước thấp nhất giúp tiết kiệm nước và thời gian giặt giũ.
Chọn loại bột giặt thích hợp
Hãy chọn loại bột giặt, nước giặt chuyên dụng cho loại máy giặt của các bạn. Tưởng đây là hành động nhỏ nhưng thật ra, hành động này cũng giúp tiết kiệm nước.
Tận dụng nước thải sau khi giặt
Ta có thể dùng nước thải sau khi giặt để lau, rửa xe, vệ sinh sân nhà,... Chỉ cần lắp một chiếc bồn chứa kết nối với đường ống thoát nước của máy giặt để giữ lại lượng nước thải ra và tận dụng một lần nữa.
Chọn vị trí đặt máy giặt cân bằng
Vị trí đặt máy giặt cũng rất quan trọng. Hãy đặt máy giặt nơi bằng phẳng, khô thoáng. Việc này sẽ giúp chu trình giặt diễn ra thuận lợi, hạn chế tiếng ồn, tăng tuổi thọ của máy,...
Lưu ý khi lựa chọn máy giặt tiết kiệm điện nước
Tùy thuộc vào sự lựa chọn và cách sử dụng của từng gia đình mà máy giặt có thể mang đến mức tiêu thụ điện năng khác nhau.
Tốt nhất, khi mua hãy chọn những loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, đến từ các thương hiệu nổi tiếng, chất lượng như máy giặt Samsung, máy giặt Toshiba, máy giặt LG, máy giặt Electrolux,...
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm cách sử dụng máy giặt tiết kiệm điện nước. Chúc bạn thành công.