10 món ăn ngon miền Tây không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Miền Tây ngày Tết nổi tiếng với những món ngon ăn 1 lần nhớ mãi như bánh Tét, mứt dừa... Khám phá những món ăn ngày Tết đậm hương vị quê miền Tây.
Dịp Tết đến, ngoài dọn dẹp và trang trí nhà cửa thì với bà con miền Tây còn chuẩn bị những món ăn thật ngon là điều không thể thiếu. Trong mâm cơm sẽ có những món rất đơn giản nhưng hương vị lại rất đậm đà. Mời bạn đến ngay với top 10 món ngon ngày Tết miền Tây sau đây.
1
Thịt kho tàu
Tết đến xuân về, trong nhà mỗi người dân miền Tây không thể nào thiếu đi món thịt kho tàu. Thịt kho tàu có rất nhiều cái tên khác nhau như thịt kho rệu, thịt kho trứng, thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa. Đặc biệt, hương vị ở miền Tây thì sẽ đậm đà hơn các vùng miền khác do bàn tay nêm nếm điêu luyện của các mẹ, các dì.
Cũng như cái tên, nguyên liệu chính của món ăn này là thịt ba rọi ngon, trứng gà hoặc trứng vịt, nước dừa cùng các nguyên phụ khác. Một nồi thịt kho tàu chất lượng là có thịt mềm, không bở, màu cánh gián đẹp mắt.
Cho thêm nước dừa tươi vào giúp tạo nên vị ngọt thanh tao. Nhìn tô thịt kho phải bắt mắt, món này ngon nhất là ăn với cơm trắng cùng các món dưa ngày Tết.
Tham khảo:
Cách làm thịt kho tàu thơm mềm, vị ngon đậm đà.
2
Bánh tét
Tết miền Bắc có bánh chưng thì Tết miền Nam không thể không kể đến bánh tét.
Món bánh tét - đặc sản miền Tây bao gồm nếp, nước cốt dừa hoặc dừa bào, cùng nhiều loại nguyên liệu khác như thịt ba rọi, chuối, đậu xanh,... làm nên nhân bánh hơi béo, ngọt mà cũng rất đậm đà.
Ngày nay bánh tét được gói với rất nhiều loại như bánh tét mỡ, bánh tét chuối, bánh tét lá cẩm, bánh tét chay, bánh tét trứng muối… loại nào cũng thơm ngon và đẹp mắt.
Cắt đòn bánh tét thành những khoanh tròn vừa ăn, nếp bánh dẻo thơm, nhân bánh đậm đà, nhâm nhi cùng một ly trà thì không còn gì bằng!
Tham khảo:
Chia sẻ cách làm bánh tét cực nhanh chỉ 20 phút là chín.
3
Khổ qua nhồi thịt
Theo quan niệm của ông bà, ăn canh khổ qua vào những ngày đầu năm sẽ giúp xua tan xui rủi của cái cũ, mong cho mọi điều khổ đều qua đi, một năm mới may mắn, tươi sáng hơn sẽ đến, gia đạo được bình an và như ý. Chính vì vậy mà bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp món canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ của mỗi gia đình miền Tây ngày Tết.
Khổ qua tươi xanh đem cạo bỏ ruột, sau đó được nhồi thịt xay đã ướp gia vị vào bên trong. Cuối cùng là nấu với nước hầm xương thêm một ít rau mùi thơm phức.
Gắp miếng khổ qua kèm thịt cho vào miệng, sẽ cảm nhận được vị đắng đắng của khổ qua hòa cùng vị ngọt béo của thịt. Đây còn là món canh tốt cho sức khỏe khi chính cái vị đăng đắng ấy lại giúp giải nhiệt cũng như giúp bớt ngán khi ăn nhiều các món ăn béo, ngọt, nhiều calo trong ngày Tết.
Tham khảo:
Cách làm khổ qua nhồi thịt hấp đơn giản, ăn vào là 'mát lòng mát dạ
4
Lạp xưởng
Tết đến xuân về, trong bếp nhà người dân miền Tây nào cũng sẽ có lạp xưởng. Bởi đây là món dễ chế biến, dễ ăn lại còn vô cùng thơm ngon khó cưỡng.
Lạp xưởng rất đa dạng, nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… để phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Nổi danh ở miền Tây là lạp xưởng ở các tỉnh Sóc Trăng, Long An, An Giang… nếu có dịp ghé các tỉnh miền Tây mùa giáp Tết bạn có thể chọn mua lạp xưởng mang về để làm quà. Lạp xưởng chế biến cũng không có gì quá cầu kỳ, có thể đem chiên, nướng, luộc vừa dễ ăn lại nhiều chất dinh dưỡng.
Tham khảo:
Cách làm lạp xưởng mai quế lộ cho bữa cơm ngày Tết
5
Mứt dừa
Tết không có mứt đâu còn gọi là Tết, cứ khách đến nhà là lại có ngay một hộp mứt để chiêu đãi, nhâm nhi trò chuyện.
Mứt dừa được lòng nhiều người bởi hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp. Đặc biệt, được ưa chuộng nhất vẫn là mứt dừa non dẻo dẻo, vị ngọt hài hòa. Hơn nữa đây là một trong số những món ngon có thể tự làm tại nhà, nguyên liệu đơn giản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tham khảo:
Cách làm mứt dừa non tại nhà ngon giòn đón Tết.
6
Củ kiệu tôm khô
Củ kiệu là một nguyên liệu cực kì quen thuộc đối với người dân Việt Nam bởi hương vị thơm ngon khó lẫn và đặc trưng của nó. Củ kiệu muối chua kết hợp với tôm khô trở thành món đặc sản không thể thiếu trong bất cứ gia đình miền sông nước nào, đặc biệt là vào những ngày đầu năm mới.
Kiệu tươi được làm sạch, ngâm nước tro cho trắng, phơi nắng cho khô ráo rồi đem ngâm chua. Dưa kiệu sẽ được ăn kèm với các món chính, đặc biệt là tôm khô. Vị dưa kiệu chua ngọt cay cay, ăn kèm với tôm khô sẽ cho ra hương vị hài hòa giòn giòn dai dai, hấp dẫn đến lạ.
Tham khảo:
Hướng dẫn cách làm tôm khô củ kiệu chua ngọt ăn ngày Tết
7
Nem Lai Vung – Đồng Tháp
Đặc sản nức tiếng quê hương Đồng Tháp không thể không kể đến nem Lai Vung. Màu đỏ hồng bắt mắt, vị chua ngọt cay cay hấp dẫn trở thành hương vị được ưa chuộng vào dịp Tết ở miền Tây.
Được chế biến từ những nguyên liệu chính như thịt nạc, da heo (bì) cùng các loại gia vị như tiêu, ớt,... Nem được đem gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối. Nem Lai Vung cứ như thế mà trở thành món khai vị không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết ở miền Tây bao năm qua.
Tham khảo:
Mẹo làm nem chua vừa ngon vừa sạch cho ngày hè
8
Các loại khô
Văn hóa ẩm thực miền Tây nổi tiếng với những nguyên liệu quen thuộc, dân dã và giản dị, cách nấu cũng không cầu kỳ và tỉ mỉ. Một trong những món ngon ngày Tết miền Tây hội tụ đủ các yếu tố này chính là các món khô.
Vào dịp Tết, một số loại khô như khô mực, khô nhái, khô cá lóc, tôm khô,... được rất nhiều tìm mua để chuẩn bị cho bữa ăn ngày Tết bởi dễ tìm mua, dễ chế biến. Chỉ cần đem nướng, chiên lên hoặc có thể làm được rất nhiều món ngon khác như gỏi, nấu canh, kho,... trong những ngày đầu năm mới.
9
Mứt chuối phồng
Miền Tây nổi tiếng với nhiều đặc sản trái cây thơm ngon, trong đó có chuối. Khi ghé thăm vào những ngày đầu năm, mứt chuối phồng hay còn gọi kẹo chuối là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong nhà của mỗi người dân miền Tây.
Nguyên liệu chính là chuối được kết hợp với gừng, mè, đậu phộng, đường hoặc có thể có mạch nha. Mứt chuối phồng qua chế biến có sự thơm dẻo, thích hợp dùng để uống trà hay tráng miệng, trở thành lựa chọn mà ai cũng thích.
Tham khảo:
Cách làm kẹo chuối đậu phộng dẻo ngon dễ làm cho ngày Tết.
10
Dưa cải chua
Trước nhiều món ăn nhiều mỡ, béo, dễ ngán vào dịp Tết, người miền Tây còn sử dụng món dưa cải chua ăn kèm như một giải pháp hiệu quả giúp đỡ ngán.
Cải thu hoạch hoặc mua về được đem rửa cho sạch rồi trụng nước muối, để nguyên cây cùng các gia vị rồi cho vô keo thủy tinh hay vại lớn để ủ chua.
Tham khảo:
Chị Nga chia sẻ cách làm cải chua giòn ngon và an toàn tại nhà
Sau khi ủ chua đến độ thời gian hợp lý, dưa cải chua sẽ có màu vàng nghệ cực đẹp mắt, vị chua thanh. Khi ăn lấy ra xắt nhỏ ăn ngay hoặc có thể trộn đều với gia vị tỏi, ớt, đường để cho thấm. Dưa cải chua ăn kèm với thịt kho tàu, bánh tét, chả lụa,… sẽ làm cho các món bớt ngán hơn. Đây chính là một món ăn ưa thích không thể thiếu trong những ngày Tết.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 20+
món ăn ngày Tết thơm ngon dễ làm đãi khách
Trên đây là danh sách các món ngon miền Tây không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Tip Hay hy vọng bạn sẽ chọn được món ăn hợp khẩu vị và chiêu đãi cho người thân cũng như gia đình mình vào dịp Tết này nhé!