10 lễ hội Hà Nội ý nghĩa, được nhiều du khách quan tâm
Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay về top 10 lễ hội ở Hà Nội đặc sắc và nổi tiếng nhất mà có thể bạn chưa biết trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Hà Nội là vùng đất ghi dấu những chiến tích hào hùng của đất nước đồng thời cũng là vùng đất của những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong ngày hôm nay hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay về 10 lễ hội ở Hà Nội đặc sắc và nổi tiếng nhất nhé.
1
Lễ hội Đền Cổ Loa
Là một trong những lễ hội truyền thống và nổi tiếng ở Hà Nội, lễ hội Đền Cổ loa là dịp để người dân tưởng nhớ đến An Dương Vương Thục Phán - là biểu tượng anh hùng của lịch sử Việt Nam. Lễ hội này thể hiện sự kính nhớ đến vị vua vĩ đại của đất nước đồng thời nhắc nhở mọi người về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã được lưu truyền đời đời từ nhiều thế hệ đến hiện nay.
Lễ hội Đền Cổ Loa sẽ được diễn ra tại làng Cổ Loa - huyện Đông Anh, Hà Nội và bắt đầu từ mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng Âm lịch.
2
Lễ hội Đống Đa
Lễ hội Đống Đa còn thường được biết đến với tên gọi là hội gò Đống Đa. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh kỳ tích do vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã để lại cho đất nước trong chiến thắng lịch sử tại Ngọc Hồi - Đống Đa. Lễ hội Đống Đa đã trải qua hơn 200 năm lịch sử, là một ngày lễ tương đối lớn và đã trở thành một biểu tượng của thành phố trong mỗi dịp đầu năm mới.
Địa điểm diễn ra lễ hội là ở Gò Đống Đa, phường Quang Trung, Hà Nội. Lễ hội được diễn ra ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm.
3
Lễ hội chùa Hương
Chùa Hương là một trong những ngôi chùa linh thiêng và cũng là nơi tổ chức lễ hội chùa Hương nổi tiếng. Lễ hội chùa Hương là nơi viếng linh thiêng đồng thời cũng là nơi để mọi người tìm kiếm cho mình sự tin tưởng và yên bình nơi đất Phật. Trong lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra nhiều hoạt động giải trí vui chơi độc đáo như bơi thuyền, leo núi và thưởng thức các buổi hát dân ca truyền thống,....
Lễ hội chùa Hương được diễn ra tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức, Hà Nội và diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch.
4
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội Chùa Thầy là một trong những lễ hội lớn trong năm của cả nước, đây là lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa và tâm linh nhằm tưởng nhớ về vị pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông nên thu hút một lượng lớn du khách đến tham gia mỗi năm. Trong lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động thú vị cho du khách như leo núi, ngắm cảnh thiên nhiên và thưởng thức dân ca quan họ.
Lễ hội được diễn ra ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội và diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 Âm lịch hằng năm.
5
Lễ hội Làng Bát Tràng
Lễ hội Bát tràng là một trong những ngày lễ lớn trong năm nhằm tôn vinh và giữ gìn nét đẹp truyền thống của nghề gốm ở Việt Nam. Trong lễ hội sẽ có nhiều hoạt động truyền thống độc đáo như lễ rước nước, lễ tắm bài vị và các hoạt động trải nghiệm làm gốm cho du khách từ khắp mọi nơi.
Lễ hội diễn ra tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hàng năm.
6
Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn
Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn là lễ hội nhằm kỷ niệm và tôn vinh về người anh hùng Gióng đã dũng cảm đánh đuổi giặc n xâm lược năm xưa. Truyền thống biết ơn này được giữ gìn và lưu truyền từ nhiều đời và được thể hiện qua 3 ngày lễ long trọng tại Đền Gióng thuộc huyện Sóc Sơn. Trong ngày lễ sẽ diễn ra nhiều hoạt động thú vị, đặc biệt là lễ rước voi hoành tráng và ấn tượng.
Lễ hội được diễn ra hằng năm tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 Âm lịch
7
Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh
Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh là lễ hội nhằm để tưởng nhớ và tôn vinh hai nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Điểm đặc biệt và nổi bật của lễ hội này chính là hoạt động rước kiệu truyền thống, kiệu của bà Trưng Trắc sẽ được đi trước sau đó đến đường kéo quân thì kiệu của bà Trưng Nhị sẽ di chuyển lên đầu, đây được xem là biểu tượng tinh tế nhằm thể hiện tình cảm và sự đoàn kết của hai nữ anh hùng dân tộc.
Lễ hội được diễn ra tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội, vào ngày mùng 6 tháng Giêng đầu xuân.
8
Lễ hội Võng La
Lễ hội Võng La là một trong những lễ hội lớn trong năm và đặc biệt thu hút nhiều lượt khách du lịch đến tham gia mỗi năm. Lễ hội Võng La là ngày hội nhằm tôn vinh ngũ vị Tôn Thần bao gồm Quốc Công Đại Vương, Lã Nương Phu Nhân Đại Vương với ba người con Linh Khổng (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương).
Lễ hội được tổ chức ở đình Đại Độ, thuộc làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm
9
Lễ hội làng Lệ Mật
Lễ hội làng Lệ Mật được diễn ra nhằm tưởng nhớ đến thành hoàng Lệ Mật, đây là vị Hoàng Đức Trung đã có công lớn nhờ việc đã lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long - nay thuộc quận Ba đình, Hà Nội. Điểm đặc trưng của lễ hội là màn múa rắn nghệ thuật, khi ấy, một con rắn sẽ được người dân làm ra từ nan tre và một lớp vải để tượng trưng cho một loài thủy quái, sau đó nó sẽ bị hạ gục bởi sức mạnh và ý chí của các người con họ Hoàng.
Lễ hội được diễn ra hằng năm ở làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vào ngày 23/3 Âm lịch.
10
Lễ hội bia ở Hà Nội
Lễ hội bia là một trong những lễ hội độc đáo và náo nhiệt được tổ chức hằng năm nhằm tri ân sâu sắc đến thương hiệu bia HABECO - một hãng bia đã đồng hành cùng người dân qua nhiều thế hệ. Đến với lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức nhiều loại bia độc đáo đồng thời còn được khám phá không gian và tận mắt chứng kiến các khâu sản xuất bia.
Trên đây là tổng hợp về 10 lễ hội lớn ở Hà Nội mà có thể bạn chưa biết đến. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin hữu ích và trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới bạn có thể cùng gia đình, bạn bè và người thân tham gia vào những lễ hội độc đáo và thú vị này nhé.