Tip hay

10 bệnh tâm lý thường rất dễ nhầm lẫn là tính cách con người

10 bệnh tâm lý thường rất dễ nhầm lẫn là tính cách con người

Cách hành động của một người có thể nhầm lẫn là tích cách, đôi khi lại là dấu hiệu của bệnh tâm lý. Cùng tìm hiểu 10 bệnh tâm lý dễ gây nhầm lẫn là tính cách con người!

Bốc đồng, tự ti, dễ thỏa hiệp,... đôi khi là tính cách con người, nhưng đôi khi có thể là biểu hiện tâm lý bất thường. Cùng tìm hiểu những bệnh tâm lý dễ gây nhầm lẫn là tính cách con người qua bài viết bên dưới nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Rối loạn nhân cách chống đối xã hội và tính cách bốc đồng

Rối loạn nhân cách chống đối xã hộiRối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có những biểu hiện như dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn một cách quá mức.

Một số biểu hiện bắt gặp nhiều ở người có nhân cách chống đối xã hội là:

  • Nói dối thường xuyên vì cảm thấy thích thú với điều này.
  • Không quá quan tâm đến an toàn của bản thân và người khác.
  • Hay bỏ dở công việc đang làm.
  • Không có bất kỳ kế hoạch thực tế nào để tìm việc khi đang thất nghiệp.
  • Chi tiêu vô độ, không có kế hoạch.

2 Rối loạn nhân cách phân liệt và tính cách nhút nhát

Rối loạn nhân cách phân liệtRối loạn nhân cách phân liệt

Sự nhút nhát kéo dài có thể dẫn đến rối loạn nhân cách phân liệt. Từ đó khiến bạn không có nhu cầu kết nối với những người xung quanh mình và cố tránh khỏi sự tiếp xúc có liên quan đến con người.

Một số biểu hiện thường gặp ở bệnh tâm lý này là:

  • Thờ ơ với những lời khen ngợi hay lời phê bình.
  • Chỉ có một người bạn thân duy nhất hoặc rất ít bạn thân.
  • Không quan tâm mấy đến trải nghiệm tình dục.
  • Hay tưởng tượng về những điều xa rời thực tế.
  • Nhạy cảm và sợ hãi quá độ với mọi người.

3 Rối loạn nhân cách gây hấn thụ động và tính cách trì hoãn

Rối loạn nhân cách gây hấn thụ độngRối loạn nhân cách gây hấn thụ động

Những người có biểu hiện trì hoãn việc cần thiết, làm mọi việc một cách chậm trễ kèm theo trầm cảm dai dẳng có thể đang gặp phải rối loạn nhân cách gây hấn thụ động.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tâm lý này gồm có:

  • Tốc độ làm việc chậm, hiệu suất rất kém.
  • Có cảm giác khó chịu khi được yêu cầu làm một việc nào đó.
  • Phản ứng tiêu cực trước những lời khuyên của người xung quanh.
  • Thường xuyên tức giận không có lý do.

4 Rối loạn nhân cách ranh giới và tính cách bốc đồng

Rối loạn nhân cách ranh giớiRối loạn nhân cách ranh giới

Nếu ai đó đang cố đè nén, kiểm soát cơn giận của họ hoặc thay đổi quan điểm một cách bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ranh giới.

Một vài biểu hiện của bệnh tâm lý này là:

  • Dễ thay đổi các mối quan hệ như bạn bè hay người yêu.
  • Thường xuyên tiêu xài hoang phí.
  • Có xu hướng tự làm tổn thương bản thân.
  • Tâm trạng thay đổi nhanh chóng, đôi khi mất kiểm soát.
  • Thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản.
  • Luôn có suy nghĩ sẽ bị bỏ rơi bởi gia đình, bạn bè.

5 Rối loạn nhân cách tránh né và tính cách tự ti

Rối loạn nhân cách tránh néRối loạn nhân cách tránh né

Những người có xu hướng luôn tự đổ lỗi cho bản thân, tránh né các vấn đề bản thân gặp phải, tệ hơn là rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất ngủ, trầm cảm có thể đang gặp tình trạng rối loạn nhân cách tránh né.

Tự phê bình thông thường giúp bạn có động lực phát triển hơn mỗi ngày. Nhưng tự phê bình cũng có thể trở thành bệnh tâm lý, nổi bật với các biểu hiện sau:

  • Tự trách bản thân gay gắt khi nhận những lời từ chối, chỉ trích.
  • Có xu hướng phóng đại những khó khăn bình thường.
  • Hạn chế giao tiếp vì sợ sẽ nói sai.
  • Luôn nghĩ mình kém cỏi, không có năng lực, không có gì hấp dẫn.

6 Rối loạn nhân cách hoang tưởng và tính cách đa nghi

Rối loạn nhân cách hoang tưởngRối loạn nhân cách hoang tưởng

Nếu tính đa nghi của bạn đang vượt quá xa mức bình thường, bạn luôn trong trạng thái nghi ngờ mọi người xung quanh một cách thái quá và mong muốn biết thêm nhiều về đời tư của họ khi không được cho phép thì rất có thể bạn đã trở thành nạn nhân của chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng.

Vài biểu hiện thường gặp của rối loạn này là:

  • Thường xuyên nghi ngờ sự chung thủy của người yêu.
  • Luôn cố gắng tìm ý nghĩa đằng sau hành động của một người nào đó.
  • Luôn có cảm giác mọi người ai cũng có lỗi với mình.
  • Hầu như không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

7 Rối loạn nhân cách phụ thuộc và tính cách dễ thỏa hiệp

Rối loạn nhân cách phụ thuộcRối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc được nhận biết thông qua việc ai đó quá dựa dẫm vào người khác, không thể đưa ra quyết định của bản thân khi chưa có sự đồng ý, trấn an từ những người xung quanh.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc có một số dấu hiệu thường thấy sau:

  • Dễ dàng thỏa hiệp với người khác dù họ đã sai.
  • Luôn cần có sự che chở từ người khác.
  • Ưu tiên làm vừa lòng người khác dù điều đó khiến bản thân khó chịu.

8 Rối loạn nhân cách kịch tính và tính cách phô trương

Rối loạn nhân cách kịch tínhRối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách kịch tính xuất hiện ở người có nhu cầu thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh cao quá mức bình thường.

Bệnh tâm lý này có thể có một vài dấu hiệu như:

  • Mong muốn được khen ngợi một cách thái quá.
  • Không thể tập trung làm việc trong thời gian dài.
  • Biểu lộ cảm xúc quá mức cần thiết.
  • Mong muốn sẽ được đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.

9 Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế và tính cách cầu toàn

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chếRối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Khi ai đó cố gắng làm mọi việc hoàn hảo theo cách cố chấp, liều lĩnh quá mức thì rất có thể họ đã mắc phải rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Nguyên nhân của rối loạn này có thể do môi trường sống quá kỷ luật hoặc bị kiểm soát thái quá.

Một người mắc rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có thể có các dấu hiệu sau:

  • Bận tâm quá nhiều đến các chi tiết trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày.
  • Không bỏ được những vật đã hỏng, dù chúng không còn giá trị sử dụng và cũng không chứa đựng giá trị gì về mặt tinh thần.
  • Luôn có suy nghĩ phải làm hết việc của những người khác trong nhóm vì nghĩ rằng họ sẽ không thể làm tốt.

10 Rối loạn nhân cách ái kỷ và tính cách tự cao

Rối loạn nhân cách ái kỷRối loạn nhân cách ái kỷ

Việc tự đánh giá bản thân quá cao, luôn coi mình là người tài giỏi, quyến rũ, tốt nhất so với mọi người có thể là biểu hiện cho thấy ai đó có thể mắc phải rối loạn nhân cách ái kỷ.

Thông thường, rối loạn nhân cách ái kỷ có một số dấu hiệu dễ thấy bao gồm:

  • Giận dữ thái quá khi nhận về sự phê bình của người khác.
  • Tự xem bản thân là vượt trội so với người khác và nên được đối xử đặc biệt hơn.
  • Liên tục mơ mộng về tương lai giàu có, thành công mà không thật sự nỗ lực mỗi ngày.
  • Luôn cho rằng người khác đang ghen tị với bản thân vì bản thân quá giỏi.
  • Tâm trạng thay đổi đột ngột kèm theo sự xấu hổ, bất an.

Bài viết trên cung cấp thông tin về 10 bệnh tâm lý thường dễ nhầm lẫn là tính cách con người mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sức khỏe được cập nhật mỗi ngày nhé.

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: 10 bệnh tâm lý thường rất dễ nhầm lẫn là tính cách con ngườiKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh